Thị trường hạ tầng 5G toàn cầu sẽ đạt hơn 496 tỷ USD vào năm 2027
by VietNamNet News, https://www.facebook.com/vietnamnet.vnTheo báo cáo mới từ Công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường Grand View Research có trụ sở tại Mỹ cho thấy quy mô thị trường hạ tầng 5G toàn cầu trị giá 1,9 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến đạt 496,6 tỷ USD vào năm 2027.
5G có thể hoạt động tốt ngay cả dưới lòng đất?Công nghệ 5G sẽ 'hủy diệt' Wi-Fi trong tương lai?Năm 2035: Sẽ có 83 triệu ô tô kết nối 5G lăn bánh trên đường
Cơ sở hạ tầng 5G chủ yếu được tạo thành từ sự kết hợp của Mạng truy cập vô tuyến (RAN), mạng lõi, các tuyến đường trục và mạng truyền tải bao gồm các tuyến cáp quang hoặc tuyến truyền dẫn bằng vi-ba.
Về giá trị, mạng truy cập vô tuyến chiếm lĩnh thị trường cơ sở hạ tầng 5G với thị phần 46,2% vào năm 2019. Việc chiếm một thị phần lớn như vậy là nhờ vào sự triển khai mạnh mẽ mạng truy cập vô tuyến 5G với các cell nhỏ (small cell) và các cell lớn (macrocell) trên toàn cầu.
Những điểm nổi bật mà báo cáo đưa ra bao gồm:
Công nghệ RAN ước tính sẽ đạt quy mô thị trường là 214,7 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 112,3% từ năm 2020 đến năm 2027, nhờ vào sự gia tăng đáng kể trong đầu tư để triển khai đám mây 5G hoặc RAN tập trung trên khắp các quốc gia quan trọng như Mỹ, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc.
Với nhu cầu ngày càng tăng để cung cấp kết nối thống nhất giữa các thiết bị internet vạn vật trong công nghiệp (IIoT) và robot cộng tác, nhu cầu về công nghệ 5G và cơ sở hạ tầng liên quan trong phân khúc công nghiệp sẽ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn dự báo.
Các khoản đầu tư lớn được thực hiện bởi các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng trong việc lắp đặt mạng 5G độc lập để cung cấp kết nối độ trễ thấp cực kỳ đáng tin cậy cho các ứng dụng phương tiện được kết nối dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong giai đoạn dự báo.
Phân khúc cơ sở hạ tầng sử dụng phổ tần số dưới 6 GHz dự kiến sẽ chiếm quy mô thị trường lớn nhất là 302,4 tỷ USD vào năm 2027, chủ yếu là do các chính phủ tập trung phát hành các băng tần số dưới 6 GHz cho các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao ở các nền kinh tế phát triển lớn.
Báo cáo cũng nhấn mạnh đến cách mà các công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu như Ericsson và Nokia tập trung cao độ vào việc thiết lập quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới để tăng cường sự hiện diện tại các quốc gia cũng như chia sẽ thị phần chung.
Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Mỹ đã chứng kiến sự sụt giảm trong xuất khẩu thiết bị viễn thông cho giao diện vô tuyến 5G mới (5G New Radio) sang thị trường toàn cầu. Và mặc dù triển vọng chung là tốt, những yếu tố này được dự kiến sẽ đặt ra thách thức đối với sự tăng trưởng của thị trường, đặc biệt là trong vài năm tới.
Phan Văn Hòa(theo 5gradar)