Vì sao Mỹ phải nâng cấp máy bay B-52 huyền thoại?

B-52 - biểu tượng của Chiến tranh Lạnh.

by
http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/26/4931657/my-se-nang-cap-may-bay-b52-huyen-thoai_261643674.jpg

Trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô, vai trò của không quân như là một yếu tố răn đe hạt nhân phần lớn được cân bằng bởi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm.

Điều này cũng không khiến Hoa Kỳ từ bỏ những chiếc "pháo đài bay" của mình: loại máy bay đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam, trong Chiến tranh vùng Vịnh, trong chiến dịch chống Nam Tư.

Máy bay chiến lược B 52 đã chiến đấu ở Syria và Afghanistan. Đồng thời, máy bay chiến đấu loại này đóng một vai trò quan trọng trong những tháng đầu tiên của Chiến dịch “Tự do bền bỉ”, những chiếc máy bay ném bom chiến lược chỉ hoàn thành 20% tổng số các chuyến bay, nhưng đã ném xuống hơn 70% tổng trọng tải của bom đạn.

Nhưng thời gian trôi qua, chiếc B-52 cuối cùng được chế tạo vào năm 1962. Nói đúng ra, sự kết thúc Chiến tranh Lạnh có thể gọi là sự kết thúc của hàng không chiến lược Mỹ theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này.

Nếu như năm 1989, Hoa Kỳ có hơn 400 máy bay ném bom, thì trong tương lai gần, chúng có thể sẽ còn không quá 100 chiếc. Các chuyên gia quân sự Mỹ thường phàn nàn về máy bay B-1B có vấn đề, cho thấy mức độ sẵn sàng chiến đấu tương đối thấp.

Trong những năm gần đây, không quân Hoa Kỳ cũng đã nói về việc sẽ hủy bỏ một vài máy bay tàng hình B-2 vì chúng quá đắt.

Tất cả điều này có nghĩa là trong bối cảnh khó khăn với sự phát triển của B-21 mới, cựu binh B-52 có thể không chỉ là loại máy bay chính, mà còn là máy bay ném bom chiến lược duy nhất của Mỹ: Mỹ hiện có 76 máy bay loại này trong số 744 chiếc được chế tạo trong nhiều năm qua .

Nhìn chung, B-52 đã được nâng cấp lên một mức độ cho phép nó có thể đáp ứng các yêu cầu của thế kỷ 21 cả về mặt chiến thuật lẫn chiến lược, điều mà một số máy bay khác thuộc loại này không thể đảm nhận.

Một trong những cải tiến đáng chú ý nhất là khả năng sử dụng thùng thước ngắm Sniper Advanced Targeting Pod, giúp máy bay trở thành một “thợ săn” thực thụ đối với các mục tiêu mặt đất.

Loại bom JDAM dẫn đường bằng vệ tinh cũng góp phần vào mục đích này. Và với vai trò nối dài cánh tay dài hỏa lực còn có tên lửa AGM-158 JASSM mới – B 52 có thể mang 12 quả tên lửa như vậy.

Phiên bản mới của máy bay có thể sẽ được gọi là B-52J. “Hiện thời, đây mới chỉ là phác thảo, là sự nỗ lực tiềm năng trong tương lai”, Đại tá Lance Reynold, người chỉ đạo chương trình cải tạo B-1 và B-52 cho biết trước đó.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/26/4931657/my-se-nang-cap-may-bay-b52-huyen-thoai_261643886.jpg

Động cơ. Cải tiến quan trọng nhất là động cơ. Trước đây, B-52H có 8 động cơ cực kỳ thành công vào thời điểm đó, đó là động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P / 103, được lắp đặt trong thập niên 60.

Những động cơ này cho phép tốc độ bay và bán kính chiến đấu ở cùng cấp độ các loại máy bay mới hơn. Mặt khác, việc sử dụng 8 động cơ trong một nền tảng ngày nay hầu như không phải là một giải pháp hiện đại và bản thân các động cơ cũng đã lỗi thời.

Không có gì đáng ngạc nhiên là vào năm 1996, một dự án đã được đưa ra để trang bị lại cho B-52 4 động cơ Rolls Royce RB211 534E-4. Sáng kiến ​​này đã không được thực hiện. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2020, Không quân Hoa Kỳ đã công bố yêu cầu đề xuất một cuộc đấu thầu mới.

Việc tham gia đấu thầu cung cấp 608 động cơ gồm có các công ty: GE Aviation, Pratt & Whitney và Rolls-Royce. GE có thể lựa chọn giữa 2 loại động cơ CF34 hoặc Passport (hoặc đề xuất cả hai phương án). P & W đề xuất động cơ PW800 còn Rolls-Royce đưa ra động cơ F130.

Một số bước quan trọng đã được thực hiện. Vào tháng 9 năm ngoái, người ta đã biết rằng chi nhánh của Rolls-Royce ở Mỹ đã thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về động cơ phản lực F130 cho B-52. Động cơ này được phát triển dựa trên cơ sở động cơ BR725, là một biến thể của Rolls-Royce BR700.

“Dòng động cơ F130 mà chúng tôi đề xuất để nâng cấp cho máy bay chiến lược B 52 là những sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ thực hiện bước cuối cùng để đảm bảo lắp ráp và thử nghiệm tại Hoa Kỳ nếu chương trình tiếp tục tiến xa hơn”, ông Tom Hartmann, phó chủ tịch cấp cao về dịch vụ khách hàng của Rolls-Royce tuyên bố trước đó.

Động cơ F130 có lực đẩy tương đương với động cơ TF33: đáng chú ý là, mặc dù kế hoạch ban đầu là giảm số lượng động cơ, phương án thay thế trực tiếp động cơ vẫn được ưa chuộng hơn.

Đồng thời, tầm hoạt động của máy bay sẽ tăng khoảng 20 - 40%: Hiện giờ, bán kính hoạt động của máy bay là 7.200 km, cũng đủ để thực hiện phần lớn nhiệm vụ chiến đấu.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/26/4931657/my-se-nang-cap-may-bay-b52-huyen-thoai_261645120.jpg

Vũ khí và hệ thống điện tử. Còn ít khả năng chắc chắn để nói về các khía cạnh khác của hiện đại hóa, nhưng rõ ràng là các biện pháp nửa vời sẽ không phù hợp với Không quân Hoa Kỳ.

Các phi công B-52 thực hiện các nhiệm vụ được hướng dẫn bởi các bảng số, đồng hồ gắn trên bảng điều khiển: trước mặt họ, vẫn như nhiều năm trước đây, chỉ có hai màn hình đa chức năng nhỏ không đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Mặc dù các phi công của Không quân Hoa Kỳ từ lâu đã yêu cầu phải có buồng lái hiện đại, bao gồm các màn hình lớn hiển thị những thông tin cơ bản.

Các phi công cũng phàn nàn là hệ thống phóng dù thoát hiểm của B-52 đã lỗi thời (2 trong số 5 phi công bị phóng xuống phía dưới trong trường hợp xảy ra tai nạn), và ngoài ra, việc đặt thùng ngắm dưới cánh phải cũng không hoàn toàn hợp lý vì làm giảm tầm nhìn của người điều khiển. Nhiều khả năng, phiên bản mới của máy bay ném bom chiến lược sẽ phải khắc phục tất cả những khó khăn này.

Tất nhiên, phiên bản mới có thể sẽ được trang bị vũ khí mới. “B-52 sau khi nâng cấp sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân hành trình mới. Hợp đồng phát triển vũ khí mới có giá trị 250 triệu USD.

Lầu năm góc gọi tên lửa mới này là hệ thống vũ khí mới về căn bản và tuyên bố rằng các tên lửa hạt nhân mới này sẽ có độ chính xác sai số từ 3-5 m và tầm bay ít nhất là từ 3 - 3,5 nghìn km”. Alexander Mikhailov, người đứng đầu Cục phân tích chính trị quân sự đã nói như vậy từ năm 2019.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/26/4931657/my-se-nang-cap-may-bay-b52-huyen-thoai_261645178.jpg

Năm ngoái người ta cũng đã thấy vũ khí nguy hiểm tiềm năng nhất của B-52 - tên lửa siêu thanh ARRW hoặc AGM-183A: mô hình của sản phẩm này được treo dưới cánh máy bay.

AGM-183A là tên lửa không đối không nhiên liệu rắn có đầu đạn đóng vai trò là một bloc siêu âm có thể tách rời và mang động cơ tên lửa Tactical Boost Glide. Theo dữ liệu không chính thức, tốc độ của bloc có thể đạt 20 Mach.

Gần như không có nghi ngờ rằng tên lửa này sẽ được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu vì Mỹ đã đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào nó. Chỉ còn một câu hỏi quan trọng là: mỗi chiếc Stratofortress sau khi hiện đại hóa có thể mang theo bao nhiêu quả tên lửa loại này? Tất nhiên, sẽ không có câu trả lời ngay bây giờ, nhưng, theo những nguồn tin được biết đến gần đây thì máy bay B-1B có thể mang tới 31 quả tên lửa ARRW. Có lẽ, B-52 sẽ có thể mang số lượng tên lửa tương tự hoặc ít hơn một chút.