Quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Để xác định một công việc là nặng nhọc, độc hại dựa trên các tiêu chí như sau: Môi trường làm việc; Điều kiện làm việc; Những thứ tác động trực tiếp tới sức khỏe con người như tiếng ồn, hóa chất...
by Luật sư Đồng Xuân ThụCâu hỏi:
Làm thế nào để xác định một công việc được gọi là nặng nhọc, độc hại ? Ngành da giày có phải là ngành nghề độc hại không?
Luật sư trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH
Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH
2. Tư vấn:
Để xác định một công việc là nặng nhọc, độc hại dựa trên các tiêu chí như sau: Môi trường làm việc; Điều kiện làm việc; Những thứ tác động trực tiếp tới sức khỏe con người như tiếng ồn, hóa chất, thời tiết....
Bạn có thể tham khảo tại Thông tư số Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Trong ngành sản xuất da giày, công việc được gọi là nặng nhọc, độc hại, bạn vui lòng tham khảo tại Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nghiêm trọng, độc hại, nguy hiểm.