Mưa vàng giải cứu vùng hạn Ninh Thuận

Nắng nóng ở Ninh Thuận bắt đầu dịu bớt, bắt đầu xuất hiện những cơn mưa giải hạn cho người dân vùng hạn.

by

Hạn hán kéo dài khiến lượng nước còn lại trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn khoảng trên 11 triệu m3, tức chỉ đạt khoảng 4,3% dung tích thiết kế.

Đối với nguồn nước tự nhiên, do tình hình khô hạn kéo dài nên các sông, suối đều đã cạn kiệt, mực nước ngầm cũng suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, các giếng khoan, giếng đào ở các địa phương của tỉnh đều rơi vào tình trạng cạn nước, nhiều nơi khô cạn hoặc bị nhiễm mặn.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất trong suốt 10 năm qua ở địa phương và khiến tình trạng hạn hán càng trở nên nghiêm trọng.

Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt tại các huyện như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và cả TP Phan Thiết đều bị ảnh hưởng.

Về nước sinh hoạt, toàn tỉnh có 43 xã, phường, thị trấn bị thiếu cục bộ với khoảng trên 27 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Nhiều nơi của tỉnh, người dân phải mua nước để phục vụ các nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt với giá giao động từ 60.000 - 120.00 đồng/m3.

https://media.moitruongvadothi.vn/2020/05/27/9804/1590564573-han-han-o-ninh-thuan.jpg
Hạn hán kéo dài, nhiều diện tích ruộng phải bỏ hoang.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận, trong chiều 26/5, tại huyện Bác Ái mưa lớn đã xuất hiện và trút xuống trong nhiều giờ. Lượng mưa đo được tại trạm Phước Hòa là 43,6 mm; tại Phước Tân là 44,6 mm; tại Phước Đại 36,6 mm.

Trước đó, trong 10 ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đã xuất hiện mưa dông trên diện rộng. Riêng tại xã Ma Nới, tổng lượng mưa ngày 27/5 là 85 mm và tại Sông Pha (cùng ở huyện Ninh Sơn) tổng lượng mưa là hơn 105 mm; tại xã Phước Bình (huyện Bác Ái), tổng lượng mưa là hơn 117 mm.

Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Thuận Trần Ngọc Hùng cho biết: Trước thời điểm chiều 26/5, do không có mưa nên nhiều con suối trong tỉnh không còn nước để cấp cho các hệ thống nhà máy xử lý nước nên chúng tôi phải chở nước sinh hoạt đến cho người dân vùng khó khăn về nguồn nước. Những ngày qua, nhờ có mưa nên một số suối như Ô Căm, Lạnh, Ma Nhông, Sông Than, An Nhân… có thêm nguồn nước, có nước thô đủ cấp cho một số nhà máy nước nên vấn đề phục vụ nước sinh hoạt cho người dân không còn đáng lo ngại như trước.

Trước tín hiệu vui đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Phòng Nông nghiệp các huyện và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cần kịp thời cập nhật thông tin về lượng mưa trên địa bàn để biết được lượng nước các sông, suối có thể cấp bổ sung cho các hệ thống cấp nước sinh hoạt do Trung tâm quản lý. Đồng thời, ngành chức năng cần đánh giá cụ thể lượng nước cần thiết phải chở đến cấp cho người dân vùng khó khăn vào thời điểm hiện tại để có hướng xử lý kịp thời.

P.V (tổng hợp)