BĐKH tuyết Nam Cực chuyển màu xanh, lời cảnh tỉnh cho nhân loại
Nhiệt độ toàn cầu tăng do biến đổi khí hậu giúp loại "tuyết xanh" này hình thành và phát triển nhanh. Kết quả là Nam Cực rộng lớn vốn phủ băng trắng xóa chuyển sang sắc xanh.
by MtđtDẫn một nghiên cứu mới công bố của Đại học Cambridge và công ty Khảo sát Nam Cực Anh ngày 20/5, CBC cho biết hiện tượng Trái Đất nóng lên do biến đổi khí hậu đang giúp những khu vực “tuyết xanh” hình thành và lan rộng tại Nam Cực.
Dựa trên tổ hợp dữ liệu mà vệ tinh Sentinel 2 của Cơ quan Không gian châu Âu thu thập trong 2 năm cũng với quan sát tại hiện trường, các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản đồ tảo đầu tiên trên Bán đảo Nam Cực.
Các nhà sinh học đến từ Đại học Cambridge và Đội Nghiên cứu Nam Cực của Anh đã dành 6 năm để tìm kiếm và đo mật độ tảo trên tuyết, sử dụng dữ liệu vệ tinh kết hợp với quan sát trực tiếp trên mặt đất.
Kết quả là họ đã thành lập được bản đồ phân bố của tảo trên bán đảo Nam Cực. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá tốc độ thay đổi của lục địa, từ màu trắng chuyển sang màu xanh, do biến đổi khí hậu nhưng có thể việc này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho một số loài vật.
Loại vi tảo này đã bắt đầu hình thành liên kết chặt chẽ với các bào tử nấm và vi khuẩn nhỏ. Điều này có nghĩa là một cộng đồng sinh vật đang bắt đầu hình thành và có thể tạo ra một môi trường sống mới.
Tiến sĩ Andrew Gray, tác giả chính của bài báo, đồng thời là nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho biết: "Khi Nam Cực ấm lên, chúng tôi dự đoán khối lượng tảo tuyết sẽ tăng lên".
Tiến sĩ Matt Davey thuộc Khoa Khoa học Thực vật của Đại học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu cho biết tảo có thể hấp thu được carbon dioxide. Đây có thể là một điều tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
"Đây là một điều tích cực đáng kể liên quan đến sự hiểu biết của chúng tôi về cuộc sống trên đất liền ở Nam Cực và nó có thể thay đổi như thế nào trong những năm tới khi khí hậu ấm lên. Tảo tuyết là một thành phần quan trọng có khả năng thu giữ carbon dioxide của lục địa từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Chúng tôi đã xác định được 1679 bông tảo xanh riêng biệt trên bề mặt tuyết có diện tích 1,9 km2, tương đương với một bể chứa carbon khoảng 479 tấn mỗi năm", ông Matt nhấn mạnh.
Theo nhóm nghiên cứu, nhiệt độ toàn cầu tăng do biến đổi khí hậu giúp loại "tuyết xanh" này hình thành và phát triển nhanh. Kết quả là Nam Cực rộng lớn vốn phủ băng trắng xóa chuyển sang sắc xanh.
Lâu nay, các nhà thám hiểm đã lưu ý về sự hiện diện của tảo tại Nam Cực nhưng đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá về quy mô đầy đủ của tảo xanh phát triển ở khu vực này. Hiện họ đang lên kế hoạch tiến hành các nghiên cứu tương tự về các loại tảo màu đỏ và cam.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) gọi Nam Cực là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất trên Trái Đất. Theo WMO, khu vực này ghi nhận nhiệt độ tăng gần 1,5°C trong 50 năm qua. Hầu hết các sông băng tại đây đang tan chảy.
Gần đây, các nhà khoa học cũng tìm thấy nguồn nước ấm phía dưới sông băng Thwaites tại Nam Cực. Đây là con sông băng có lượng băng tan nhanh nhất thế giới. Trong trường hợp băng trên sông Thwaites tan hết, mực nước biển toàn cầu có thể dâng cao tới 92cm.
Kể từ năm 1975, Trái đất đã ấm lên với một tốc độ đáng báo động. Các nhà khoa học tuyên bố rằng nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 0,15-0,20C mỗi thập kỷ.
Sự nóng lên toàn cầu chắc chắn có ảnh hưởng đến việc các khối băng ở các cực đang tiếp tục tan chảy.
Kể từ năm 1979, khối lượng băng ở Bắc Cực đã giảm đi 80% - điều mà các nhà khoa học đã cảnh báo sẽ khiến mực nước biển dâng cao.
Nếu chỉ dải băng Tây Nam Cực, nơi có sông băng Đảo thông tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng thêm 3 mét.
Nhật Hạ (t/h)