Cho rằng thành công không dành cho người thiếu kỹ năng làm việc nhóm, Shark Liên chỉ ra 4 giai đoạn teamwork cực quan trọng

by

"Làm việc nhóm là quá trình phối hợp, tương tác giữa hai hoặc nhiều người để cùng hướng đến mục đích chung. Do đó, trong bất kỳ lĩnh vực gì, nếu muốn thành công cần phải chú ý đến kỹ năng làm việc nhóm".

Làm việc trong bất kỳ lĩnh vực gì, bản thân mỗi người suy cho cùng cũng chỉ là một phần tử nhỏ trong một tập thể to. Do đó, thành công của mỗi người chính là thành công của tập thể và ngược lại. Từ đây có thể thấy rằng, kỹ năng làm việc đội nhóm là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đội nhóm, công ty và của mỗi người.

Thiếu kỹ năng làm việc nhóm đồng nghĩa với việc không thể phối hợp làm việc cùng bất kỳ ai khác, hiển nhiên dù phẩm chất cá nhân có giỏi đến cỡ nào cũng khó lòng đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp.

https://kenh14cdn.com/2020/5/27/photo-1-15905437599231413108245.jpg
Shark Liên.

Hiểu được điều này, mới đây Shark Liên - một trong 2 nữ cá mập được chú ý nhất qua chương trình “Thương vụ bạc tỷ” đã chia sẻ trên trang fanpage facebook với rất nhiều lượt theo dõi của mình đôi dòng nhắn nhủ như sau:

THÀNH CÔNG KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI THIẾU KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Làm việc nhóm là quá trình phối hợp, tương tác giữa hai hoặc nhiều người để cùng hướng đến mục đích chung. Do đó, trong bất kỳ lĩnh vực gì, nếu muốn thành công cần phải chú ý đến kỹ năng làm việc nhóm.

Làm việc nhóm có 4 giai đoạn: Hình thành - xung đột - bình thường hóa - hoạt động trôi chảy. Giai đoạn nào cũng có khó khăn riêng nhất là những khi xung đột, tuy nhiên, tôi tin rằng xung đột là giai đoạn tất yếu phải xảy ra để mọi người bóc tách lẫn nhau và phối hợp tốt hơn sau đó.

https://kenh14cdn.com/2020/5/27/photo-1-1590543763254622335084.jpg
Shark Liên.

Đến giai đoạn hoạt động trôi chảy, đừng nghĩ tới đây nhóm mình đã là mạnh nhất, làm dự án nào cũng thành công. Thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm tính chất của dự án và cả vấn đề chia việc phân công.

Khi bắt tay vào thực hiện dự án, cả nhóm phải cùng nhau hoạch định chiến lược, lên kế hoạch và tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhất để thực hiện từng bước. Và điều quan trọng nữa hãy nhớ rằng: chẳng ai hoàn hảo và đủ giỏi để ôm nhiều việc cùng một lúc.

Mỗi cá nhân trong tập thể, đội nhóm đều có những thế mạnh riêng, tài năng riêng. Nhiệm vụ của người đứng đầu là nhìn thấy điều đó và phân chia công việc sao cho hợp lý rồi chung sức đẩy các việc cùng chạy.

Đội nhóm làm việc giống như một cộng đồng thu nhỏ, chúng ta không thể ở độc lập một mình. Thành công của tập thể đều phụ thuộc vào tài sức và sự cố gắng của tất cả các cá nhân cấu thành. Tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho mỗi cá nhân trên con đường sự nghiệp hoặc học tập của mình.

https://kenh14cdn.com/2020/5/27/photo-3-1590543763261157261588.jpg

Bài viết của Shark Liên sau khi chia sẻ ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và đồng tình của cộng đồng người dùng mạng. Gây chú ý nhất có lẽ là 4 giai đoạn teamwork quan trọng được Shark Liên đưa ra. Vậy cụ thể 4 giai đoạn này rốt cuộc là như thế nào?

Không như trong suy nghĩ của nhiều người, làm việc đội nhóm đơn giản chỉ cần “ráp” lại cùng nhau và cứ thế chia việc để làm thôi. Sự thật thì để có một team mạnh và thành công trong mọi dự án đều cần phải trải qua nhiều quá trình và quá trình đó gắn liền với 4 giai đoạn được Shark Liên gợi ý:

1. Giai đoạn hình thành - Forming

Các cá nhân độc lập tập hợp lại với nhau và từ đây hình thành nên một nhóm làm việc. Tuy nhiên, khi mới thành lập, đa số mọi người đều gặp trở ngại trong việc giao tiếp và san sẻ các vấn đề về kỹ năng, công việc, ưu nhược điểm cho nhau,... do đó khó tránh khỏi việc dẫn đến các bất đồng. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến giai đoạn thứ 2.

https://kenh14cdn.com/2020/5/27/photo-5-1590543763267201922942.jpg

2. Giai đoạn xung đột - Storming

Đây có thể nói là giai đoạn khó khăn nhất của mọi đội nhóm làm việc. Vì nhiều lý do, chẳng hạn như cái tôi cá nhân quá lớn, tính cách, thói quen, phương pháp làm việc khác nhau nên bất đồng diễn ra liên tục, thậm chí là cãi vã, chia bè chia phái tạo ra các cuộc xung đột. Hậu quả là công việc được triển khai chậm chạp, đầy trắc trở.

3. Giai đoạn bình thường hóa - Norming

Khi trải qua xung đột và không lựa chọn ra đi, cũng như là nhận ra được hậu quả của xung đột như thế nào, các cá nhân trong đội nhóm bắt đầu có xu hướng mở lòng hơn, chấp nhận hạ thấp cái tôi và cùng san sẻ để hiểu về nhau hơn. Sự chân thành và tin tưởng được bộc lộ rõ nét trong giai đoạn này. Dần dần, mọi người bắt đầu làm việc ăn khớp với nhau, các cuộc xung đột bị loại trừ.

https://kenh14cdn.com/2020/5/27/photo-7-15905437632751111614059.jpg

4. Giai đoạn hoạt động trôi chảy - Performing

Từ bình thường hóa, lắng nghe thấu hiểu nhau, công việc của đội nhóm bắt đầu được hoạt động trôi chảy hơn bao giờ hết. Mọi người tự do bày tỏ quan điểm, thoải mái chia sẻ các vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc chung và cùng nhau giải quyết. Vì quá hiểu nhau, mọi người tập trung cao độ và phối hợp nhuần nhuyễn nhằm mang đến kết quả tốt nhất trong mọi việc.