Báo Mỹ cố tình đưa sai chỉ số đánh giá về Nga-Putin
Bloomberg thực hiện ngay cách mà Tổng thống Putin hướng dẫn truyền thông Nga để tấn công nhà lãnh đạo, nhưng...
by Ngọc ViệtBloomberg cố tình đưa sai các chỉ số đánh giá về nước Nga và Tổng thống Putin
Sputnik ngày 24/5 đưa tin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ý kiến cộng đồng Nga (VTsIOM), Valery Fedorov cho hay, theo khảo sát của VTsIOM, tỷ lệ người Nga đánh giá tích cực về hiệu suất làm việc của Tổng thống Putin hiện ở mức trên 60%.
Theo người đứng đầu VTsIOM : "Đánh giá tích cực về hiệu suất làm việc của tổng thống trong tháng 4 vừa qua nằm trong phạm vi 61-63%. Trong khi đó tỷ lệ người dân tin tưởng Tổng thống Putin nằm trong khoảng 67-68%".
Ông Fedorov cho biết, VTsIOM thực hiện cuộc khảo sát dựa theo ý kiến cử tri hai năm trước, đó là thay thế việc khảo sát về mức độ tín nhiệm bằng khảo soát về đánh giá hiệu suất làm việc của Tổng thống Putin và mức độ tin tưởng đối với ông.
Thông tin của người đứng đầu VTsIOM về tỷ lệ người dân Nga có đánh giá tích cực đối với hiệu suất làm việc của Tổng thống Putin cũng như niềm tin dành cho ông theo khảo sát VTsIOM, đã đập lại luận điểm của hãng tin Bloomberg.
Bởi trước đó, ngày 6/5, hãng tin Mỹ đã công bố số liệu của VTsIOM, cho thấy mức độ tín nhiệm của người dân Nga với ông Putin đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 27% trong tháng 4, vì xử lý kém đại dịch coronavirus, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã khẳng định rằng Bloomberg cố tình dẫn sai số liệu khảo sát của Trung tâm nghiên cứu ý kiến cộng đồng Nga về mức độ tín nhiệm của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin trong cơn bão đại dịch Covid-19.
"Các biên tập viên của Bloomberg tiếp tục thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với độc giả. Có lẽ họ nghĩ rằng độc giả không thể kiểm chứng các nguồn số liệu ở Nga và không tìm thấy số liệu thật sự của VTsIOM", Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết trên Twitter.
Đến ngày 18/5, Bloomberg tiếp tục đánh giá tiêu cực về Tổng thống Putin, và không chỉ trong việc xử lý đại dịch Covid-19, mà còn ở sự thiếu quan tâm cải thiện nền y tế của nước Nga, nhất số giường bệnh /1.000 dân, khiến Nga điên đảo vì Covid-19.
Hãng tin Mỹ đã dẫn số liệu thống kê được cho là của Ngân hàng Thế giới, cho thấy ở Nga chỉ có 3,8 giường bệnh /1.000 dân, trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trung bình là 8,2 giường bệnh /1.000 dân.
"Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã phơi bày hệ thống y tế ở Nga rất yếu kém, những cải cách không hoàn chỉnh khiến đất nước rơi vào thảm trạng, còn nỗ lực thay thế nhập khẩu thuốc và thiết bị y tế bằng sản xuất tại nội địa là sai lầm nghiêm trọng".
Bloomberg cho rằng tất cả thảm trạng và sai lầm đó khiến đại dịch Covid-19 hoành hành tại xứ sở bạch dương là hậu quả của "một chế độ độc đoán, không chấp nhận sự phản biện từ những thông tin trái chiều".
Vậy nhưng, Đại sứ quán Nga tại Mỹ lại chỉ ra một sự nhầm lẫn nữa của Bloomberg, bởi số liệu của WB hoàn toàn ngược lại. Đó là ở Nga có tới 8,2 giường bệnh /1.000 dân, trong khi ở các nước OECD chỉ có trung bình 3,8 giường bệnh /1.000 dân.
Sau khi Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã chỉ ra sự nhầm lẫn, Bloomberg đã sửa chữa các số liệu trong bài bình luận của mình, nhưng không đính chính các số liệu đã đưa sai mà lại đi vào phân tích những chỉ số khác.
Theo đánh giá của Bloomberg, Nga vẫn là nước có hệ thống y tế kém hiệu quả nhất thế giới, chỉ hơn được có Armenia, Azerbaijan và Bulgaria mà thôi. Và chính đại dịch Covid-19 đã một lời nhắc nhở về những sai lầm của chính quyền trong quá khứ.
Giới phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên Bloomberg đưa sai chỉ số của các tổ chức như VTsIOM hay WB trong đánh giá về nước Nga, về Tổng thống Putin, mà ở đây là "sự nhầm lẫn có ý đồ".
Phía sau việc Bloomberg cố tình đưa sai các chỉ số đánh giá về nước Nga và Tổng thống Putin
Thứ nhất, cố tình phá hoại chiến lược truyền thông hiệu quả của Tổng thống Putin, vốn giúp Nga chiếm ưu thế trước Mỹ-phương Tây trên mặt trận không tiếng súng
Ngày 28/11/2016, chính Bloomberg từng đặt câu hỏi là làm thế nào mà truyền thông Nga lại ngày càng tác động một cách hiệu quả vào cả đời sống chính trị lẫn đời sống xã hội tại Mỹ nói riêng, tại các nước phương Tây nói chung.
Và cũng chính Bloomberg đã có câu trả lời rằng chỉ cần tìm ra sự mâu thuẫn, chứng minh sự phi lý, vô lý của thông tin về các sự kiện mà truyền thông Mỹ-phương Tây loan tải, là giá trị thông tin của Nga nghiễm nhiên giá trị hơn.
“Các hãng truyền thông Nga đi vào các trang tin tức, blog và các phương tiện truyền thông xã hội, tiếp đó trích dẫn, so sánh thông tin từ các nguồn dẫn tin, đưa tin, từ đó tìm ra sự sai lệch.
Và chỉ cần có thế là ảnh hưởng của truyền thông Nga được khuếch đại. Nói chung chỉ cần chứng minh được sự vô lý trong sản phẩm của đối thủ là truyền thông Nga có bằng chứng để triệt hạ đối thủ”, Bloomberg phân tích.
Hiện nay, trong cuộc chiến chống lại sự lây lan và hoành hành của đại dịch Covid-19, điểm khác biệt lớn nhất giữa Nga với các vùng dịch lớn khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, nằm ở tỷ lệ tử vong.
Theo Đại học Johns Hopkins, tỷ lệ tử vong ở Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, là 6%; Brazil là 7%, còn ở nước Tây Âu, như Italy, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Anh là trên 10%. Trong khi đó ở Nga tỷ lệ tử vong chỉ là 0,9%.
Điều này gây ra rất nhiều sự hoài nghi của Mỹ-phương Tây, cho dù chính quyền Nga đã nhiều lần khẳng định đó là số liệu trung thực. Để chứng minh Moscow che giấu sự thật thì không có gì tốt hơn là đi vào phân tích hệ thống y tế của nước Nga.
Khi tỷ lệ giường bệnh /1.000 dân - chỉ số quan trọng nhất của một nền y tế - thấp, thì làm sao có hệ thống y tế ưu việt và hiệu quả. Do vậy, Bloomberg đã đảo ngược số liệu của WB về tỷ lệ giường bệnh/ 1.000 dân giữa Nga và các nước OECD.
Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy nhưng có thể khiến chiến lược truyền thông Nga sụp đổ, bởi niềm tin của người dân bị chính phủ đánh cắp. Việc đính chính, nếu có, khó có thể làm thay đổi hiệu ứng xã hội bất lợi với Moscow.
Thứ hai, làm giảm tới mức thấp nhất khả năng tiếp tục nắm quyền của Tổng thống Putin sau nhiệm kỳ 4, trước tiên là làm giả khả năng chiến thắng trong cuộc trưng câu dân ý về cải cách Hiến pháp
Bloomberg từng luận giải rằng Tổng thống Putin không chỉ trích chính quyền Mỹ cũng như các nước phương Tây trên các phương tiện truyền thông Nga, mà chỉ hướng dẫn truyền thông Nga đi tìm sự thật ngay trong nguồn thông tin mà các đối thủ loan tải.
Nghĩa là người đứng đầu nhà nước Nga đương thời không chọn phương án tấn công trực diện các đối thủ trên mặt trận không tiếng súng, nhưng truyền thông Nga có thể tác động mạnh mẽ tới cả đời sống chính trị và đời sống xã hội Mỹ-phương Tây.
Cụ thể nhất là tác động của truyền thông Nga tới người dân Mỹ "đã đủ làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 57, mùa bầu cử 2016" theo Bloomberg News.
Khi Bloomberg dẫn số liệu của của VTsIOM, cho thấy mức độ tín nhiệm của người dân Nga với ông Putin giảm xuống mức thấp kỷ lục 27% trong tháng 4, vì xử lý kém đại dịch Covid-19, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, sẽ gây hậu quả lớn với Putin.
Trong bối cảnh các cuộc bỏ phiếu ở Nga, gồm cả trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp, có thể phải thực hiện theo hình thức bỏ phiếu điện tử từ xa hoặc qua thư, thì làm giảm số liệu về mức tín nhiệm Tổng thống Putin sẽ phát huy hiệu quả tối đa.
Như vậy, Bloomberg đã thực hiện ngay phương cách mà Tổng thống Putin đã hướng dẫn truyền thông Nga để "tấn công" nhà lãnh đạo Nga, từ đó kỳ vọng có thể sớm kết thúc "triều đại Putin", xóa nhòa hình ảnh Tổng thống Putin trong đời sống xã hội Nga.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, những ai đang kỳ vọng hay mượn tay Bloomberg để ra đòn với Tổng thống Putin chắc chắn sẽ thất vọng, vì thực tế đời sống chính trị-xã hội ở cả Nga lẫn Mỹ-phương Tây đã vô hiệu ngay cú ra đòn dù "thâm nhưng không hiểm" này.