Phát hiện nam thanh niên mắc Zika tại Đà Nẵng

by

- Bộ Y tế ban hành công văn khẩn sau khi nam thanh niên 25 tuổi ở Đà Nẵng được xác định nhiễm virus Zika.

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam cho biết đã ghi nhận 1 trường hợp mắc virus Zika là nam 25 tuổi, sống tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

Kể từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên năm 2016 tại Khánh Hoà, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 265 ca mắc, riêng 2 năm trở lại đây, chỉ ghi nhận các trường hợp rải rác, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Bệnh do Zika gây nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Khi nhiễm virus Zika, bệnh nhân thường không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, tương tự như dạng rất nhẹ của bệnh sốt xuất huyết.

https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/25/17/phat-hien-nam-thanh-nien-mac-zika-tai-da-nang.jpg

Zika và sốt xuất huyết có chung véc tơ truỳen hình, do vậy, các duy nhất là diệt muỗi, lăng quăng

2 biến chứng nghiêm trọng nhất khi mắc Zika là dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do truyền từ mẹ sang con và hội chứng Guillain Barre, tổn thương thần kinh có thể gây liệt.

Virus Zika có chung véc tơ truyền bệnh với sốt xuất huyết. Cách duy nhất để phòng virus Zika là tiêu diệt muỗi, lăng quăng truyền bệnh sốt xuất huyết.

Trong khi đó, vài tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố cũng liên tục tăng, đặc biệt tại các tỉnh Nam Bộ, Trung Trung Bộ. Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận gần 27.000 ca sốt xuất huyết.

 

Hiện thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền sốt xuất huyết và bệnh Zika phát triển mạnh, để chủ động phòng chống, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi các tỉnh, thành phố.

Trong đó, Bộ Y tế lưu ý các địa phương tích cực triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải... là nơi sinh sản của muỗi để loại bỏ và tiêu diệt.

Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch hiện có và mới phát sinh để phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay, không để dịch bùng phát, lan rộng. Với các ổ dịch, cần phun hoá chất diệt muỗi 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để.

Với những trường hợp nghi ngờ mắc Zika, cần lấy mẫu gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực để xét nghiệm khẳng định.

Các cơ sở y tế cần tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.

Thúy Hạnh