Phòng thí nghiệm Vũ Hán phản pháo về nguồn gốc SARS-CoV-2

Lãnh đạo Phòng thí nghiệm Vũ Hán thanh minh chuyện Mỹ cáo buộc về nguồn gốc virus SARS-CoV-2.

by

Hãng tin tức CGTN của Trung Quốc mới đây đăng tải thông tin từ lãnh đạo Viện Virus học Vũ Hán, bà Wang Yanyi nhận định về giả thiết virus SARS-CoV-2 gây nên bệnh COVID-19 được tạo ra từ phòng thí nghiệm này.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/25/432155/phong-thi-nghiem-vu-han-phan-phao-ve-nguon-goc-sarscov2_25155675.jpg
Lãnh đạo Viện Virus học Vũ Hán Wang Yanyi (39 tuổi).

Trong cuộc phỏng vấn được quay vào ngày 13/5 và phát sóng vào tối 23/5, bà Wang Yanyi khẳng định rằng các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người khác về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là “thuần tuý bịa đặt“.

Theo đó, Viện này đã nhận được mẫu lâm sàng về "bệnh viêm phổi không rõ ràng" vào ngày 30/12/2019, xác định trình tự bộ gene của nó vào ngày 2/1 và gửi thông tin về mầm bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/1.

Sau thời điểm nói trên, Bắc Kinh đã gửi đi một thông báo đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus này, sau khi các phương tiện truyền thông bắt đầu đưa tin về việc các cư dân Vũ Hán đầu tiên phải nhập viện vì sốt và suy phổi.

Bà Wang Yanyi khẳng định, viện này không có bất cứ kiến thức nào về virus corona, giống như những người khác vào thời điểm các mẫu bệnh phẩm được gửi tới đây, hàm ý nhắc tới giả thiết Viện này nghiên cứu virus và để rò rỉ ra môi trường.

"Làm thế nào chúng có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của chúng tôi trong khi chúng tôi chưa biết nó là gì?" - bà Wang nói.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/25/432155/phong-thi-nghiem-vu-han-phan-phao-ve-nguon-goc-sarscov2_25152414.png
Tiến sĩ Wang Yanyi lãnh đạo Viện Virus Vũ Hán trả lời cuộc phỏng vấn của CGTN.

Tiến sĩ Wang Yanyi xác nhận viện nghiên cứu này đã thực hiện trên ba chủng virus corona sống, nhưng bộ gene của chúng khác với bộ gene gây ra COVID-19.

Một chủng như vậy có độ tương tự với virus SARS thông thường đến 96%. Trong khi đó, so sánh các virus nuôi tại phòng thí nghiệm này với gene của virus SARS-CoV-2 thì chỉ giống 78,8%.

"Theo các tiêu chuẩn của nghiên cứu virus học, ngay cả khoảng cách tỷ lệ nhỏ nhất cũng tạo ra khác biệt rất lớn." - bà Wang nói thêm.

Trong thế giới tự nhiên, phải mất một thời gian dài để virus phát triển tự nhiên và biến đổi để trở thành SARS-CoV-2. Bà cũng đề cập đến các nghiên cứu khoa học được nhiều nhà di truyền học đề cập đến từ đầu mùa dịch, bệnh COVID-19 bắt nguồn từ động vật hoang dã. Hiện nay, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc của virus này "dựa trên dữ liệu khoa học và sự thật".

Phía Trung Quốc đã nhiều lần dẫn chứng các bằng chứng, liên tục bác bỏ giả thuyết của Mỹ, gọi đây là những lời buộc tội vô căn cứ. WHO đã đưa ra các bằng chứng và kết luận rằng virus này không thể là nhân tạo. Đánh giá như vậy tương tự với quan điểm của các đồng minh Mỹ và ngay cả cộng đồng tình báo Mỹ cũng đã phủ nhận COVID-19 là một căn bệnh lây lan bởi một loại virus nhân tạo.

Trung Quốc gần đây cũng phát đi tín hiệu cho biết họ sẵn sàng hợp tác điều tra để xác định nguồn gốc của COVID-19 với điều kiện cuộc điều tra quốc tế "chuyên nghiệp", không được chính trị hóa, cuộc điều tra cần được lãnh đạo bởi WHO.

WHO nói về vai trò của Mỹ

Tổ chức bảo vệ sức khỏe toàn cầu đang đứng trước thử thách về việc Mỹ sẽ rút khoản tài trợ to lớn khỏi tổ chức này.

Theo Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý của WHO Stewart Simonson, việc Mỹ rời khỏi WHO là "không thể tưởng tượng được" bởi quốc gia này và WHO "đã có sự liên kết ngay từ đầu".

Ông Stewart Simonson cũng cho biết WHO "nhận được những lợi ích từ sự hào phóng của người dân Mỹ" và khen ngợi "sự ủng hộ về mặt kĩ thuật không tính toán" từ quốc gia này.

"Ít nhất là kể từ năm 1902, Mỹ đã là một nhà lãnh đạo y tế công cộng toàn cầu và tôi không thể tưởng tượng được một thực tế mà Mỹ không còn ở trong WHO và đóng góp cho tổ chức này" - vị quan chức WHO này nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn với CNN.

Khi được hỏi về những cáo buộc gần đây trong bức thư của Tổng thống Trump gửi tới tổ chức này, ông Simmons đã miêu tả đây là một "sai lầm". Trong bức thư trên, Tổng thống Trump đổ lỗi cho WHO và Trung Quốc vì đã che giấu những thông tin quan trọng về tác động của đại dịch COVID-19 cũng như sự phản ứng chậm của quốc gia này, đồng thời yêu cầu WHO "độc lập với Trung Quốc".

"Không có lý do thuyết phục nào cho thấy WHO đã che giấu thông tin này. Chúng tôi không có lợi ích nào khi làm như vậy. Lợi ích của chúng tôi là đưa ra cảnh báo khi các bằng chứng cho thấy cảnh báo nên được đưa ra và đó chính xác là những gì mà ông Tedros đã làm" - ông Simmons khẳng định.

Ông Simmons nhấn mạnh, ông chưa từng thấy "bất kỳ sự thiên vị nào" với các nước thành viên khi nhắc đến các cáo buộc mà Tổng thống Trump đưa ra trong bức thư rằng WHO đã "thiên vị Trung Quốc".
 
Trong lá thư gửi Tổng Giám đốc WHO, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra "tối hậu thư" 30 ngày để WHO cải tổ tổ chức, nếu không Mỹ sẽ rút viện trợ khỏi đây. Tổng thống Trump hiện đang "đóng băng" các khoản tài trợ cho WHO.