Tên lửa 'siêu siêu thanh Trump': Đừng thấy xanh mà tưởng...chưa chín

Xin được giới thiệu một số nhận định của chuyên gia quân sự Nga Ryabov Kirill về một chủ đề đang được nhiều người quan tâm.

Chủ đề về kiểu tên mới mà Tổng thống D.Trump mới nhắc tới trong bài phát biểu mới đây. Bài đăng trên báo “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 22/5/2020. Xin nhắc lại- đây là nhận định của tác giả.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/24/36940/ten-lua-sieu-sieu-thanh-trump-dung-thay-xanh-ma-tuong...chua-chin_2571356.jpg
So sánh các hệ thống tấn công các lớp khác nhau. Quỹ đạo của khối tác chiến bay siêu thanh hiển thị bằng màu xanh lá cây. Đồ họa của Breakingdefense.com

Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra một tuyên bố đao to búa lớn. Lần này, ông nói rằng Mỹ đã có một “super-duper-missile “ – dịch nôm na là “siêu siêu tên lửa”. D. Trump có kể về một số tính năng của nó và so sánh nó với các mẫu thiết kế của nước ngoài.

Tuy vậy, thực ra công chúng cũng không thực sự hiểu là cái (tên lửa) ông đang nói tới là tên lửa nào, và cái “sản phẩm” cụ thể nào đã khiến ông cảm thấy tự hào đến như vậy.

Siêu tuyên bố

Ngày 15 tháng 5, Lễ thượng cờ của Lực lượng (Quân chủng) Vũ trụ Mỹ đã được tổ chức trọng thể . Tại buổi lễ này, D. Trump đã đọc bài diễn văn về các khía cạnh khác nhau của an ninh quốc gia Mỹ, về quân chủng mới ( tức về Quân chủng Vũ trụ), về các loại vũ khí triển vọng, v.v.

Trong tất cả các chủ đề mà Tổng thống đề cập tới, chủ đề được dư luận quan tâm hơn cả- đó là chương trình thiết kế các loại vũ khí siêu thanh (một lần nữa, để ngắn gọn và theo cách thường dùng, khái niệm tốc độ “siêu thanh” - để chỉ tốc độ M>5-ND) 

Theo D. Trump, vào thời điểm hiện tại. Mỹ đang chế tạo những mẫu vũ khí “không tưởng”. Một trong những mẫu vũ khí như vậy được ông đặt tên là “siêu siêu tên lửa” – nó vó khả năng bay nhanh gấp 17 lần so với những “sản phẩm” đang có trong trang bị.

Tổng thống cũng nhấn mạnh rằng những mẫu tương tự như vậy của Nga và Trung Quốc chỉ nhanh hơn từ năm đến sáu lần so với các tên lửa hiện có. Tuy vậy, D. Trump lại không nói rõ mẫu ông nói đó là mẫu.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/24/36940/ten-lua-sieu-sieu-thanh-trump-dung-thay-xanh-ma-tuong...chua-chin_241250950.jpg
Slide trong phần trình bày của Lầu năm góc về Chương trình LRHW. Ảnh: Bmpd.livejournal.com

Phát biểu của Tổng thống Mỹ đã tạo ra những phản ứng trái chiều nhau. Cùng lúc, các nhóm khác nhau thể hiện thái độ khác nhau- cả khâm phục lẫn chế nhạo, cả sửng sốt lẫn mỉa mai.

Lấy một ví dụ cụ thể, người đứng đầu “Roskosmos” (Cơ quan Vũ trụ) Nga là Dmitry Rogozin đã viết một cách châm chọc là Nga “sợ quá” và xin được “đầu hàng” Mỹ.

Siêu bí ẩn

Nhưng không khó để nhận ra rằng những nhận định mang màu sắc  hài hước chỉ liên quan đến phần ngôn từ mà D. Trump sử dụng. Chứ nếu ông có một cách diễn đạt khác, phản ứng có thể đã khác đi nhiều.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, điều quan trọng  không phải là cái vỏ ngôn từ, cái quan trọng hơn nhiều là nội dung của phát biểu. Tổng thống Mỹ lại một lần nữa đề cập đến chủ đề vũ khí siêu thanh Mỹ- những loại vũ khí khiến các nước thứ ba phải hết sức lo ngại.

Chúng ta được biết rằng Mỹ đã tiến hành một số chương trình nghiên cứu khoa học, các dự án thiết kế vũ khí siêu thanh và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong tương lai trung hạn và dài hạn, những kết quả đó sẽ cho phép Mỹ đưa vào trang bị các tổ hợp tấn công mới về nguyên tắc và có những khả năng tác chiến đặc biệt.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/24/36940/ten-lua-sieu-sieu-thanh-trump-dung-thay-xanh-ma-tuong...chua-chin_241252393.jpg
Maket khối tác chiến C-HGB. Ảnh: Bmpd.livejournal.com

Chúng ta sẽ xem xét những dự án đã biết và cùng tìm cách xác định xem Tổng thống Mỹ vừa nói tới dự án nào. Lầu Năm Góc và các xí nghiệp công nghiệp Mỹ luôn giữ mật ở cấp độ cần thiết, tuy vậy- họ nhưng cũng thường xuyên cập nhật thông tin về những công việc của họ.

Nhờ vậy, chúng ta có thể có được một bức tranh tương đối rõ nét về lộ trình phát triển và những kết quả đã đạt được của các chương trình vũ khí siêu thanh Mỹ.

Siêu phiên bản

Trước hết, cần phải khoanh vùng những gì cần tìm. Theo D. Trump, tên lửa kiểu “siêu siêu thanh”  Mỹ bay nhanh gấp 17 lần so với những tên lửa đang tồn tại và đang có trong trang bị.

Nếu tính tới những tính năng của các tên lửa hiện đại của Quân đội Mỹ, ta có thể hình dung sơ bộ là tốc độ của “siêu tên lửa Trump” sẽ nằm trong khoảng từ 15M đến 20M hoặc lớn hơn. Phạm vi dao động khá lớn, nhưng không phải các mẫu đang được thiết kế nào cũng có thể đạt đến ngưỡng tốc độ đó.

Rõ ràng, việc tìm kiếm kiểu “siêu siêu tên lửa” sẽ không chiếm nhiều thời gian. Một trong các mẫu thử nghiệm sớm nhất trước đây của Mỹ đã đạt được những tính năng cần tìm kiếm như trên.

Đó là sản phẩm thử nghiệm HTV-2 nguyên mẫu được chế tạo trong khuôn khổ chương trình FALCON của DARPA Cơ quan  các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Bộ Quốc Phòng Mỹ).

Chương trình đã được triển khai từ năm 2003 và trong giai đoạn đầu nó chỉ là một chương trình nghiên cứu khoa học thuần túy. Những đến đầu những năm 2010,  các nhà khoa học Mỹ quyết định ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế và vì thế  đã chế tạo và đưa vào thử nghiệm HTV-2.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/24/36940/ten-lua-sieu-sieu-thanh-trump-dung-thay-xanh-ma-tuong...chua-chin_24125353.jpg
Phóng kiểm tra C-HGB lần thứ hai, ngày 19/3/ 2020. Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ

Lần phóng thiết bị bay siêu thanh thử nghiệm Hypersonic Technology Vehicle- 2 (HTV-2) đã được tiến hành ngày 22/4/2010, nhưng thất bại. Ngày 11//2011, phóng thử nghiệm tiếp lần thứ hai. Thiết bị này bay trên Thái Bình Dương được 9 phút trong số 30 phút dự kiến, sau đó xảy ra sự cố.

Trước khi rơi xuống Thái Bình Dương, “sản phẩm” này đã kịp đạt tốc độ tới khoảng 20M. Mặc dù không đạt yêu cầu đặt ra, nhưng lần thử nghiệm vẫn được công nhận là thành công, những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm chương trình FALCON đã được sử dụng cho các dự án mới.

 Ngay trong tháng 11 năm đó, Mỹ đã cho phóng thử lần đầu tiên khối tác chiến siêu thanh Advanced Hypersonic Weapon (AHW) được chế tạo trong khuôn khổ chương trình “Prompt Global Strike” (Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu”).

Sau hơn 30 phút bay, AHW đã bay được 3.700 km, tức có tốc độ hơn 6,5M. Trong những lần thử nghiệm tiếp theo, AHW đạt được tốc độ tới 8M. Điều này cho phép chúng ta tuy vẫn xếp AHW vào danh sách các tổ hợp siêu thanh, nhưng không đạt tiêu chí “siêu siêu” như tổng thống D. Trump vừa mới nhắc tới.

 Còn vào thời điểm hiện tại, Mỹ đã triển khai Chuơng trình Long Range Hypersonic Weapon (LRHW) với thành tố chủ chốt là khối tác chiến Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB).

Mục tiêu của chương trình là chế tạo một số tổ hợp tên lửa mang khối tác chiến quy chuẩn C-HGB cho các quân binh chủng khác nhau của Các lực lượng vũ trang Mỹ. Các tổ hợp LRHW hoàn chỉnh vẫn chưa sẵn sàng, nhưng các thử nghiệm khối tác chiến C-HGB đã được tiến hành.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/24/36940/ten-lua-sieu-sieu-thanh-trump-dung-thay-xanh-ma-tuong...chua-chin_241254234.jpg
Mô hình tên lửa AGM-183A dưới cánh máy bay ném bom B-52H. Ảnh: Không quân Hoa Kỳ

Ngày 30/10/2017, Mỹ cho phóng C-HGB lần đầu tiên trên Thái Bình Dương, ngày 19/3/2020, phóng tiếp lần thứ hai. Cả hai lần phóng đều thành công. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định những “sản phẩm” kiểu mới này đạt tốc độ hơn 5M. Tốc độ tối đa của chuyển bay này cụ thể là bao nhiêu, phía Mỹ không công bố.

Tuy vậy, qua các dữ liệu có thể tiếp cận được, nhiều khả năng kiểu “siêu siêu tên lửa” mà D. Trump vừa nói tới không phải là LRHW / C-HGB. Tổ hợp này đúng sẽ là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả, nhưng chưa đến mức để có thể gọi nó là “siêu siêu vũ khí”.

Vào năm ngoái, Mỹ triển khai thiết kế tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay  AGM-183A ARRW ((Air-launched Rapid Response Weapon-  Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không) để trang bị cho Không quân Chiến lược Mỹ.

Nhiều chuyên gia cho rằng trang bị tác chiến của nó sẽ là khối tác chiến siêu thanh TBG (Tactical Boost Glide) đã được thử nghiệm từ năm 2019. Các tính năng cụ thể của ARRW và TBG hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng theo những đánh giá táo bạo nhất-  tốc độ có thể lên tới 20M.

Và như vậy, các thông số tính toán của AGM-183A và khối tác chiến của nó đang được giữ bí mật, và hiện cũng chưa được xác nhận qua các lần thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu tin vào những tin đồn và thông tin rò rỉ, tính năng của tổ hợp tên lửa này hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của “siêu siêu vũ khí”.

Rất có khả năng là kiểu tên lửa mà D. Trump đã nói tới vừa rồi chính là kiểu tên lửa ARRW đang được thiết kế. Hiện giờ cũng không thể loại trừ khả năng là nó có thể đạt tốc độ bay như D.Trump nói, và thêm nữa, khác với HTV-2 (chỉ là mẫu thử nghiệm), tên lửa này (ARRW) là một mẫu vũ khí tác chiến hoàn chỉnh.

Các kết luận đơn giản

Donald Trump vẫn được biết đến là người có tình yêu cháy bỏng với những tuyên bố đao to búa lớn và những tuyên bố đó thường tạo ra những làn sóng phản ứng dữ dội - từ ngạc nhiên đến cười nhạo. Và đối với một số nhóm người, chế giễu các phát biểu của tổng thống thậm chí đã trở thành một thói quen.

Tuy nhiên, tất cả những câu châm chọc mỉa mai đều chỉ liên quan đến cách diễn đạt, chứ tuyệt đối không liên quan gì đến nội dung. Cơ sở thực tế của các tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ là các công việc và hành động thực tế rất đáng được quan tâm và cũng không kém phần nguy hiểm.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2020/05/24/36940/ten-lua-sieu-sieu-thanh-trump-dung-thay-xanh-ma-tuong...chua-chin_24125777.jpg
Mô hình tên lửa siêu thanh kiểuARRW trong khoang chở hàng của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: Không quân Hoa Kỳ

Trong nhiều năm qua, Mỹ ráo riết nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh và đã đạt được những thành tựu nhất định. Mỹ đã thực hiện một số chương trình nghiên cứu và triển khai nhiều dự án mới ứng dụng kết quả nghiên cứu của các chương trình đó nhằm mục đích cuối cùng là đưa các mẫu vũ khí (siêu thanh) mới vào trang bị cho Quân dội Mỹ.

Theo kế hoạch, những mẫu đầu tiên sẽ tham gia trực chiến trong một vài năm tới , và sau đó, số lượng vũ khí siêu thanh trong trang bị sẽ liên tục tăng. Sớm hay muộn, thì chắc chắn những tên lửa “bay nhanh gấp 17 lần” những tên lửa hiện có sẽ được đưa vào trang bị.

 Tất cả các tổ hợp tên lửa siêu thanh đều có những ưu thế rất rõ ràng và tiềm năng tác chiến rất lớn. Hơn nữa, chúng hoàn toàn là vũ khí thuần túy tấn công. Tiếp nhận và đưa vào trang bị các tổ hợp có khối tác chiến siêu thanh được sản xuất hàng loạt sẽ tạo ra một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các nước thứ ba. Vì vậy, vũ khí Mỹ đương nhiên sẽ làm cho Nga và Trung Quốc phải quan ngại.

Không có sự khác biệt quá lớn trong việc khối tác chiến đó đạt tốc độ bao nhiêu- 5M hay 20M. Trong mọi trường hợp, đánh chặn được nó là cả một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, đòi hỏi các giải pháp đặc biệt.

Hiện vẫn không ai biết là những công nghệ đánh chặn vũ khí siêu thanh như vậy đã có ở những quốc gia nào.Chính vì lý do này mà cách diễn đạt (của D.Trump) “siêu siêu tên lửa”, hoàn toàn không có gì đáng để cười.

Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ các chương trình vũ khí siêu thanh của mình và sẵn sàng đầu tư bất kỳ khoản tiền cần thiết nào dù lớn đến đâu vào các chương trình đó. Vì vậy, chỉ trong vài năm tới, trong trang bị của Quân đội Mỹ chắc chắn sẽ xuất hiện các tổ hợp vũ khí tấn công mới về nguyên tắc.

Vì thế, các quốc gia khác nên tập trung mọi nỗ lực vào nâng cấp cả hệ thống phòng thủ lẫn hệ thống tiến hành các đòn tấn công trả đũa. Và nói chung, một tiếng cười lành mạnh cũng  không gây hại gì, nếu như nó không ảnh hưởng tới việc đánh giá các mối đe dọa một cách khách quan.