Công nghệ xử lý nước sinh hoạt

Gắn liền với nhu cầu sử dụng nước tăng cao, công nghệ sản xuất nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của con người ngày càng được quan tâm và coi trọng.

by

Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá, được dùng các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết tất cả các hoạt động đều cần nước ngọt. Trên trái đất có 97% là nước biển, chỉ có 3% là nước ngọt, tuy nhiên lượng nước này đang ngày càng suy giảm do sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường.

Gắn liền với nhu cầu sử dụng nước tăng cao, công nghệ sản xuất nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của con người ngày càng được quan tâm và coi trọng.

Để đạt được mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn và hiệu quả, giải pháp cần thiết hiện nay của ngành nước chính là kiểm soát rủi ro, cảnh báo và xử lý sớm, hệ thống online kiểm soát ô nhiễm; áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm hóa chất, không có chất thải và chất ô nhiễm thứ cấp; công nghệ thông minh, kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống đảm bảo cấp nước với chi phí hiệ quả nhất.

Những năm gần đây, ngành nước đã tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước, mô hình tổ chức, tài chính, quan điểm ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ thay đổi.

Với mục tiêu cung cấp đủ nước sạch, an toàn, nâng cao hiệu quả thu gom, tiết kiệm năng lượng cho phép tái sử dụng, tái tạo tài nguyên, ngành nước cần ứng dụng công nghệ cấp nước, xử lý nước cấp, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành bảo dưỡng mạng lưới (công nghệ thông minh, kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống).

Các nguồn nước cấp sinh hoạt hiện nay

Hiện nay, nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoat của con người được sản xuất từ 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: Là các nguồn nước tự nhiên như sông ngòi, ao hồ,…

-Nước ngầm (nước dưới đất): Là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích,…

Vì thành phần các chất trong nước khác nhau nên công nghệ xử lý nước sinh hoạt từ 2 loại nước trên cũng khác nhau, tuy nhiên giống nhau là đều sử dụng công nghệ lắng – lọc và khử trùng.

https://media.moitruongvadothi.vn/2020/02/14/9778/1581665114-chiiiiii.jpg
Quy trình xử lý nước mặt

Do nước mặt có chứa nhiều cặn lắng và cặn hòa tan, nên nước mặt sau khi đưa vào xử lý được thêm hóa chất keo tụ (như phèn nhôm) và trợ keo tụ, kết dính các chất bẩn và chất rắn hòa tan trong nước thành các bông cặn có kích thước lớn hơn, dễ dàng lắng xuống và được đưa ra ngoài qua van xả cặn cửa bể lắng và trên các lớp vật liệu lọc. Nước sau khi qua bể lọc được đưa sang bể tiếp xúc, tại đây clo được định lượng đưa vào nhằm khử trung nước trước khi cấp nước đến các nguồn sử dụng.

Dựa vào thành phần, tính chất của các loại nước mặt sử dụng làm nguồn cấp nước mà ta có thể sử dụng thêm bể điều hòa, tuyển nổi,…để xử lý nước hiệu quả.

https://media.moitruongvadothi.vn/2020/02/14/9778/1581665191-ngam.jpg
Công nghệ xử lý nước ngầm

Ngoài ra, để nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất và cung cấp nước sạch, ngành nước đã ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập mô hình vật lý số trong quản lý hệ thống cấp nước, tích hợp các cảm biến vào hệ thống công nghệ thông tin.

Đồng thời ổn định chất lượng và áp lực nước, quản lý lượng nước khai thác và lượng nước tiêu thị, vận hành và quản lý hệ thống máy móc thiết bị, quản lý hệ thống đường ống cung cấp nước; quản lý đến tận từng hộ tiêu thụ nước với đầy đủ cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để thu tiền nước, giá dịch vụ xử lý nước thải...

Công nghệ xử lý nước thông minh

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý nước thông minh như giám sát online chất lượng nước thông qua cloud; giám sát và xác định rò rỉ mạng lưới cấp nước online (định vị sơ bộ vị trí rò rỉ nhờ tích hợp tương quan âm tại chỗ) từ văn phòng làm việc; công nghệ quan trắc tự động chất lượng nước cộng với hồ sinh học kiểm soát ô nhiễm nước thải công nghiệp.

https://media.moitruongvadothi.vn/thumb_x800x/2020/02/14/9778/1581665115-cong-nghe.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Phải kể đến các giải pháp tổng thể quản lý khách hàng tại Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa- Vũng Tàu; các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng nước, chống thất thoát tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế; hóa đơn điện tử tại Công ty Cổ phần Cấp nước Cần Thơ; hệ thống đọc số tự động chống thất thu thương mại AMR của Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Thành... đã góp phần kiểm soát và điều khiển chính xác toàn bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt chất lượng cho người dân.