Cư dân Ecopark hưởng lợi nhờ hạ tầng giao thông
Tập đoàn Ecopark phát triển mạng lưới xe bus chất lượng cao Ecobus, tần suất hơn 200 chuyến mỗi ngày đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân.
by VnExpressTại khu đô thị Ecopark, việc thêm nhiều cây cầu và tuyến đường được xây dựng giúp cư dân tại đây hưởng nhiều lợi ích. Ví dụ, khi nút giao quốc lộ 5B Cổ Linh hoàn thành năm 2021, lộ trình từ Ecopark về trung tâm Hà Nội có hai lựa chọn, đi qua đường Thanh Trì - Thạch Bàn hoặc qua nút giao Đông Dư - Dương Xá ra đường gom cao tốc 5B. Ngoài ra, khi cầu Vĩnh Tuy 2 hoàn thành và kết nối với đường vành đai 2, cư dân có thể rút ngắn thời gian di chuyển, tăng kết nối với vùng trung tâm.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân và khách tới khu đô thị hàng ngày, Ecopark phát triển hệ thống giao thông công cộng với mạng lưới xe bus chất lượng cao Ecobus, tần suất hơn 200 chuyến mỗi ngày. Lịch trình di chuyển của Ecobus cập nhật thường xuyên trên website, ứng dụng điện thoại của khu đô thị. Bên cạnh đó, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên xanh và chuỗi tiện ích hoàn thiện cũng khiến Ecopark là một trong những dự án hấp dẫn trên thị trường bất động sản mỗi khi ra hàng.
Với hơn 100 ha cây xanh và mặt nước trong tổng thể 500ha diện tích (tương đương quận Hoàn Kiếm), Ecopark hiện sở hữu từ khoá "xanh" trên thị trường nhà ở, tạo sự khác biệt so với nhiều dự án bất động sản khác.
Nhờ lợi thế này, Ecopark là một trong những trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người, cũng là lựa chọn của nhiều gia đình muốn sống trong một khu đô thị xanh, chan hoà cùng thiên nhiên nhưng không cách quá xa trung tâm Hà Nội.
Sắp tới, đại diện Ecopark cho biết sẽ đẩy mạnh đầu tư, ra mắt nhiều dự án mới, đa dạng trong phân khúc sản phẩm như nhà phố, biệt thự, chung cư thương mại...
Bên cạnh đó, Ecopark và các đối tác chiến lược cam kết triển khai hàng loạt tiện ích theo tiêu chuẩn quốc tế như: dự án bệnh viện Đại học Y Khoa Tokyo (tiêu chuẩn Nhật Bản), Trường liên cấp quốc tế do một thương hiệu Mỹ vận hành và quản lý; cùng các dự án khách sạn 5 sao, dự án resort trong sân golf...
Mạng lưới giao thông khu vực đồng bộ
Thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia đánh giá khu vực phía Đông Nam là khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ sự bứt phá từ hạ tầng cơ sở.
Mới đây, Phó Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với vốn đầu tư 2.561 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong năm 2020. Sau khi hoàn thành, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ giúp tăng gấp đôi năng lực vận tải của tuyến đường vành đai 2 huyết mạch, kết nối khu vực phía Đông, Đông Nam và nội thành.
Trước đó, ngày 6/1, nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chính thức khởi công xây dựng với chiều dài gần 1,5km. Dự kiến hoàn thành năm 2021, nút giao được đầu tư hơn 400 tỷ đồng giúp phát huy tối đa năng lực giao thông kết nối của các tuyến đường vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh. Tại đây, đường gom 2 bên quốc lộ 5B đang hình thành, khiến việc di chuyển về phía Đông Nam đến Hưng Yên trở nên thuận tiện hơn.
Trong tương lai, Hà Nội có thêm cây cầu đường sắt nối quận Hoàng Mai với khu vực Gia Lâm. Đây là cầu đường sắt của tuyến metro số 8 lộ trình từ Sơn Đồng - Mai Dịch đến Dương Xá (Gia Lâm). Tuyến metro dự kiến đặt nhà ga tại Bát Tràng, từ đây dễ dàng kết nối với các quận nội thành Hà Nội.
Năm 2025, dự kiến Gia Lâm sẽ lên quận. Năm 2030, huyện Văn Giang được định hướng trở thành đô thị loại III, là trọng điểm kinh tế của Hưng Yên và đầu mối giao thông vùng Thủ đô. Để hoàn thành các tiêu chí quy hoạch đô thị mới, những địa phương này cũng đang đầu tư mạnh cho hạ tầng giao thông.
(Nguồn: Ecopark)