NATO đã phạm lời hứa khi Nga vẫn đang phòng thủ

Nghị sĩ Đức chỉ rõ việc NATO đã lâm vào thế đối đầu với Nga như thế nào.

by

Đại diện chính thức của phe cánh tả về các vấn đề chính sách đối ngoại tại Bundestag của Đức, Alexander Noah mới đây đã nhận xét rằng, chính NATO đã vi phạm lời hứa với Liên Xô và mở rộng về hướng Đông, giáp biên giới Nga.

http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2020/01/31/432174/nato-da-pham-loi-hua-khi-nga-van-dang-phong-thu_31172194.jpg
Liên Xô không mở rộng thì NATO sẽ tự vi phạm lời hứa?

Vị Nghị sĩ Đức cho biết, vào tháng 3 tới, các quốc gia thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ tham gia cuộc tập trận Defender 2020, cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong 25 năm qua. Cuộc tập trận này được tổ chức với lý do là chống lại "mối đe dọa Nga" tự tưởng tượng ra của NATO. Trên thực tế, "kẻ xâm lược" chính là NATO, còn Moscow vẫn giữ  vị trí phòng thủ.

Theo lời vị nghị sĩ Đức, Liên Xô "đã cho phép người khác lừa dối mình", từ chối đảm bảo lời hứa của liên minh NATO rằng họ sẽ không mở rộng xa hơn Đức, nếu sau khi khôi phục thống nhất, Đức vẫn hoàn toàn nằm trong NATO.

Trong ấn phẩm của mình, ông Noah viết rằng, đây là "một sai lầm không thể tha thứ" của lãnh đạo Liên Xô, ban lãnh đạo mà ngày càng trở nên kém hiệu quả dưới thời Gorbachev.

Do việc từ chối đảm bảo lời hứa của liên minh NATO vào năm 1999, dựa trên nguyên tắc "mở cửa", Liên minh bắt đầu mở rộng dần dần, và quá trình này cho đến nay vẫn chưa dừng lại.

Từ 12 quốc gia ban đầu, NATO đã ngày tăng cường số lượng thành viên. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, NATO kết nạp thêm các nước Hy Lạp (1952), Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), nâng số thành viên lên tới 15 nước. Sau Chiến Tranh Lạnh, NATO mở rộng thêm các nước Ba Lan, Sec, Hungary, Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Rumania, Slovakia, Slovenia, Croatia, Albani và Montenegro.

Sau Chiến Tranh Lạnh, dù các nước khối xã hội chủ nghĩa đã từ bỏ Hiệp ước phòng thủ Warsaw nhưng NATO tiếp tục mở rộng và phát triển từ một tổ chức có chức năng phòng thủ trên lãnh thổ Châu Âu trở thành công cụ để Mỹ thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu.

Do không còn bị một quốc gia nào có khả năng kiềm chế và ngăn chặn, NATO do Mỹ đứng đầu đã đơn phương phát động và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, trong đó đa số đã vượt ra khỏi phạm vi và chức năng phòng thủ của tổ chức này ở Châu Âu.

Hồi tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, mối quan hệ giữa Nga và Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang trở nên tồi tệ hơn mỗi năm.

"Những đối tác của chúng tôi, dưới sự lãnh đạo của Mỹ vẫn đang đưa ra ngày càng nhiều thỏa thuận, còn không gian an ninh thì đang ngày càng bị thu hẹp, cùng với các mối đe dọa tồn tại trước đó. Dường như, chúng tôi đã có sự lựa chọn và cơ hội để giảm thiểu những trở ngại, tồn tại này hay hạn chế chúng nhiều hơn nữa – tuy nhiên, thật không may, quan hệ của chúng tôi không chỉ bị đình trệ mà còn suy thoái theo từng năm” - Bộ trưởng Shoigu nói trong chương trình “Moscow. Kremlin. Putin". Bộ trưởng nhấn mạnh rằng Nga muốn nối lại hợp tác với NATO về mức độ mà các bên đã có từ 5 năm trước.

Hồi ngày 4/12/2019, các quốc gia thành viên NATO, sau hội nghị thượng đỉnh London, đã gọi "hành động gây hấn" của Nga và khủng bố quốc tế là những mối đe dọa chính đối với liên minh.

Được công bố sau hội nghị thượng đỉnh liên minh, nói rằng NATO sẽ tiếp tục đáp trả việc Nga triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn, được cho là đã phá hủy Hiệp ước về Loại bỏ tên lửa tầm trung và tên lửa tầm ngắn (Hiệp ước INF) dù chính Mỹ mới là bên viện cớ để rút khỏi Hiệp ước này.

Moscow lưu ý rằng, liên minh NATO đã phải “dựng lên” một kẻ thù tưởng tượng để biện minh cho sự tồn tại của mình, cũng như để xây dựng đội ngũ quân sự ở Đông Âu gần biên giới Liên bang Nga.