Tướng Mỹ không tin khả năng đánh chặn của Patriot

Theo Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mark Milley, việc Patriot tăng cường triển khai Patriot đến Iraq cũng không khiến căn cứ Mỹ an toàn hơn.

by

Tuyên bố được ông Milley đưa ra sau khi Lầu Năm Góc công bố kế hoạch tăng cường triển khai hệ thống phòng thủ Patriot đến Iraq nhằm đối phó với những cuộc tấn công tương tự của Iran có thể xảy ra trong tương lai.

Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang làm việc với chính phủ Iraq để triển khai các tên lửa Patriot tới Iraq nhưng thừa nhận vẫn cần sự chấp nhận của Baghdad.

http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2020/01/31/29146/tuong-my-khong-tin-kha-nang-danh-chan-cua-patriot_31146873.jpg
Hệ thống Patriot.

Lầu Năm Góc cũng khẳng định cần có "sự cho phép của chính quyền sở tại" để di chuyển các tổ hợp Patriot tới Iraq. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đưa ra trong cuộc họp báo hôm 30/1.

"Chúng tôi cần sự cho phép của chính phủ Iraq", ông Esper thừa nhận thời gian triển khai các tên lửa Patriot có thể lâu hơn so với dự kiến.

Nhưng dù hệ thống Patriot có hiện diện ở Iraq hay không cũng không thì chính người Mỹ đang tỏ ra thiếu tin tưởng vào khả năng đánh chặn của vũ khí này.

"Ngay cả khi các tổ hợp Patriot được tăng cường tới Iraq trước thời điểm Iran cho phóng loạt tên lửa nhằm vào hai căn cứ của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu là Erbil và al-Asad vào ngày 8/1 cũng không chắc chắn những tổ hợp Patriot có ngăn chặn được tên lửa Iran tấn công", tướng Mark Milley thừa nhận.

Không chỉ Mỹ thiếu tin tưởng vào Patriot, hồi cuối năm 2018, Saudi Arabia cũng đã ký hợp đồng mua tổ hợp phòng thủ mới Iron Dome của Israel để thay thế nhiệm vụ của Patriot mua từ Mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay xuất phát từ sự kiện đầu năm. Tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại Patriot của Mỹ được coi là vũ khí chiến lược của Saudi Arabia trong việc chống lại các cuộc tấn công của Yemen vào lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên, ngày 26/3/2018 trước các cuộc tấn công của Yemen, tổ hợp này đã phóng ra 3 tên lửa, một trong số này gần như rơi ngay sau khi bay không xa khỏi bệ phóng. Tên lửa rơi vào một khu dân cư và phát nổ khiến nhiều dân thường phải hứng chịu thảm cảnh này.

Thực tế này khiến mức độ tin tưởng của Saudi đối với vũ khí trang bị Mỹ giảm dần và đến lúc này họ buộc phải tìm một loại vũ khí mới nhằm chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là từ Yemen trong bối cảnh tình hình khu vực này ngày càng căng thẳng.

Và đầu tiên nước này nghĩ tới đó là vũ khí Nga, cụ thể loại vũ khí mà họ muốn chính là tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại của Nga. Những khả năng của tổ hợp này ít nhiều đã được chứng minh trong quá trình tham chiến ở chiến trường Syria.

Tuy nhiên do là một đồng minh của Mỹ và những mâu thuẫn chính trị khác nên khả năng mua vũ khí của Nga sẽ rất khó.

Vì vậy phương án mua Iron Dome của Israel đã được thay thế. Hiện những thông tin cụ thể của hợp đồng như số tiền, số lượng vũ khí cũng như thời điểm chuyển giao vẫn được bảo mật.