Những cách trốn thị tẩm cao tay của phi tần khi "đến tháng"
by Xuân Quỳnh/Khỏe & ĐẹpHậu thế do chịu ảnh hưởng của dòng phim ngôn tình, nên mặc nhiên cho rằng, người phụ nữ được thị tẩm, lọt vào mắt xanh của hoàng đế sẽ vô cùng sung sướng, một bước lên tiên, chẳng mấy chốc sẽ có chỗ đứng trong hậu cung. Tuy nhiên, thực tế không như mơ, họ phải chịu sự rằng buộc của vô số luật lệ. Từ quy định bổng lộc theo cấp bậc, số lượng người hầu và phải nằm dưới sự quản chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên sẽ ra sao nếu ngày thị tẩm của họ là ngày "đèn đỏ". Dưới đây là những tuyệt chiêu cao tay để trốn thị tẩm mà các phi tần thường dùng.
Tuyệt chiêu thứ nhất: "Trộm long tráo phụng"
Phương pháp thứ nhất chính là "trộm long tráo phụng",tức tìm người thay mình thị tẩm. Vốn dĩ trong hậu cung có đêm trăm ngàn phi tần. Hơn nữa họ lại là nữ chủ, không phải chịu sự quản thúc quá mức chặt chẽ như nô tỳ. Thế nên, chỉ cần không phải mang thân thế đặc biệt, hay thường xuyên được sủng ái thì nhà vua không thể nhớ mặt là điều hết sức bình thường. Nếu trót lọt, họ có thể 1 bước lên tiên, nhưng nếu bị phát giác sẽ bị phán tội khi quân rơi đầu.
Tuyệt chiêu thứ hai: Dùng một vài ký hiệu để ám chỉ
Đây là cách thường được các phi tần áp dụng nhất. Họ sẽ dùng những ký hiệu khác nhau để ám chỉ cho mọi người biết rằng mình không thể hầu hạ hoàng thượng. Ám hiệu vào ngày đèn đỏ ở mỗi triều đại luôn khác nhau. Vào thời Đường, các mỹ nhân sẽ đeo 1 chiếc nhẫn vàng. Có triều đại buộc phi tần phải dâng tấu sớ. Nhưng thông thường sẽ là treo đèn lồng đỏ ngoài cửa cung như 1 lời thông báo tinh tế.
Tuyệt chiêu thứ ba: Công khai rút bảng tên
Thời nhà Thanh, Hoàng đế muốn chọn người thị tẩm thì sẽ phải lật bảng tên. Nếu chọn đúng phải phi tần đang bước vào kỳ kinh nguyệt, thì phi tần đó sẽ sai người bẩm báo với Kính Sự phòng để công khai rút bảng tên. Kính Sự phòng sẽ thu xếp chu đáo, bởi nếu xảy ra việc ngoài ý muốn thì "cái đầu" của họ sẽ khó giữ được.