Khung giờ "độc" chớ dại mà uống cà phê kẻo "mua bệnh" vào người
by Khỏe & Đẹp1. Thời điểm không nên uống cà phê
Không nên uống cà phê vào sáng sớm
Nếu bạn nghĩ là vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và bồn chồn, cũng như sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó.
Lý giải một cách khoa học thì là, khi bạn vừa thức dậy, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao (đây là loại hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi). Nếu bạn bổ sung caffein ngay lúc này sẽ làm tăng mức cortisol khiến tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Vì thế hãy chắc chắn không tìm đến cà phê một cách vội vàng mỗi sáng. Thay vào đó, bạn thử tập ngủ sớm vào tối hôm trước đi. Thói quen khoa học đó sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mỗi sáng hơn đấy.
Tránh xa cà phê sau 3h chiều
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động kích thích lên thần kinh của cà phê có thể kéo dài đến 6 giờ sau khi uống. Bởi thế, nếu bạn muốn ngủ lúc 9h tối thì đừng dại uống cà phê sau 3 chiều.
Tốt nhất bạn nên ngừng uống cà phê từ sau 2h chiều. Nếu cảm thấy tinh thần không được tốt và uể oải, hãy thử uống trà xem sao. Trà xanh cũng có một phần caffein (1/3) nên có thể giúp bạn khắc phục được cơn buồn ngủ cũng như sự chán nản, uể oải của buổi chiều đấy.
Một lời nhắc nho nhỏ dành cho bạn: Dù bạn thích uống gì, thì cũng đừng quên nước lọc. Nước tinh khiết là nguồn cung cấp năng lượng an toàn nhất, dù uống vào thời điểm nào trong ngày cũng đều đem lại tác động tích cực cho cơ thể.
2. Chú ý gì khi uống cà phê?
Không nên để cà phê đã pha lâu
Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.
Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Song, làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.
Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tuỵ và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.