Thách thức lớn trong nỗ lực giảm rác từ các nhà hàng đồ ăn nhanh
by Nhạc PhongÁp lực từ cộng đồng và luật pháp nghiêm ngặt là hai yếu tố cần thiết để buộc các nhà hàng đồ ăn nhanh giảm thiểu lượng rác thải hàng ngày của họ.
Nhiều nhà hàng đồ ăn nhanh đang tạo ra hàng núi chất thải giấy, nhựa, và xốp mỗi ngày. Khi chuỗi đồ ăn nhanh mở rộng ra thị trường quốc tế, các rác thải mang thương hiệu của họ lan rộng một cách nhanh chóng trên hành tinh.
Liệu những chuỗi đồ ăn nhanh đó sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết để giảm hoặc tái chế rác không? Bản thân việc doanh nghiệp tự ý thức đã đủ, hay chúng ta có cần các luật nghiêm khắc hơn để quản lý chất thải từ đồ ăn nhanh hàng ngày?
Các chính sách không rõ ràng trong việc giảm rác thải
Cả hai tập đoàn McDonald's và PepsiCo (chủ sở hữu của KFC và Taco Bell) đã soạn thảo nhiều chính sách nội bộ để giải quyết các mối quan ngại liên quan đến môi trường.
Pepsico tuyên bố rằng họ khuyến khích "bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, tái chế, giảm khai thác, và kiểm soát ô nhiễm để đảm bảo không khí và nước sạch hơn và để giảm các bãi rác thải", nhưng không đề cập các hành động cụ thể.
McDonald's cũng đưa ra các tuyên bố chung chung tương tự và khẳng định "cố gắng chủ động chuyển đổi dầu ăn đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học cho các phương tiện vận chuyển, sưởi ấm, và các mục đích khác" và cố gắng theo đuổi các chương trình tái chế giấy trong cửa hàng, bìa các tông, container, pallet tại Úc, Thụy Điển, Nhật Bản và Anh.
Ở Canada, McDonald's khẳng định họ là doanh nghiệp lớn nhất sử dụng giấy tái chế để chế tạo các khay, hộp, túi mang đi và các dạng sản phẩm đựng đồ uống.
Vào năm 1989, theo lời kêu gọi của các nhà môi trường, McDonald's đã thay thế giấy gói bánh humburrger từ dạng xốp không thể tái chế bằng giấy bọc có khả năng tái chế và hộp các tông. Họ cũng thay thế túi giấy mang đi được tẩy trắng bằng túi không tẩy trắng và đã tạo ra nhiều thành tựu thân thiện môi trường khác đối với khâu đóng gói.
Giảm rác thải để tiết kiệm tiền
Vài chuỗi đồ ăn nhanh nhỏ hơn đã giành giải thưởng cho nỗ lực tái chế rác của họ. Ví dụ, tại bang Arizona, Eegee đã đạt Giải thưởng của Cơ quan Bảo vệ Môi trường cho việc tái chế toàn bộ giấy, các tông, và nhựa từ 21 cửa hàng của họ.
Bên cạnh sự chú ý tích cực từ việc tái chế, nỗ lực tái chế của công tycũng giúp họ giảm chi phí xử lý rác thải hàng tháng.
Loạt giải pháp đúng hướng bao gồm các nguyên liệu bao gói xanh hơn và giảm rác thải, nhưng việc này được thực hiện một cách tự nguyện, và thường xuyên với áp lực từ công chúng.
Bất chấp những nỗ lực lớn, bài báo và các giải thưởng, ngành đồ ăn nhanh vẫn là nguồn rác thải lớn, chứ chưa nói tới sự lãng phí thực phẩm.
Áp lực từ cộng đồng tạo nên sự thay đổi triệt để
Ngày nay, Mỹ không có quy định cấp liên bang qui định cụ thể về hành động bền vững trong ngành đồ ăn nhanh. Trong khi toàn bộ doanh nghiệp phải luôn tuân thủ luật địa phương về rác thải và tái chế, rất ít thành phố hoặc các vùng buộc họ trở thành những công dân gương mẫu về môi trường.
Vài cộng đồng đang khắc phục tình hình bằng việc thông qua các quy định địa phương về việc tái chế khi trong điều kiện cho phép.
Ví dụ, thành phố Seattle đã thông qua một sắc lệnh năm 2005 để cấm mọi doanh nghiệp vứt bỏ các giấy có khả năng tái chế hoặc bìa các tông. Tuy nhiên, người vi phạm chỉ phải nộp khoản tiền phạt là 50 USD.
Vào năm 2006, do sự phản kháng từ cộng đồng doanh nghiệp địa phương, thành phố Oakland, bang California, Mỹ đã ban hành mức phí dành cho những địa điểm đồ ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi, và các trạm ga nhằm bù đắp các chi phí dọn và làm sạch rác.
Mục tiêu của pháp lệnh chưa từng có tiền lệ ở Mỹ là khuyến khích các doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm không có khả năng tái chế.
Không chỉ làm giảm sự hiện diện của giấy gói kẹo, hộp đựng đồ ăn, và giấy ăn trên các đường phố và các bãi chôn rác, mà thuế còn tăng ngân sách cho thành phố.
Các nhà hoạch định chính sách có thể học hỏi đảo Đài Loan, nơi mà từ 2004 đã yêu cầu 600 nhà hàng đồ ăn nhanh, bao gồm McDonald's, Burger King và KFC duy trì cơ sở vật chất cho hoạt động xử lí rác có thể tái chế của khách hàng.
Thực khách phải đặt túi rác của họ trong 4 thùng khác nhau dành cho thức ăn thừa, giấy có khả năng tái chế, rác thường và chất lỏng. Các nhà hàng không tuân thủ đối mặt với mức phạt lên tới 8.700 USD.
"Khách hàng chỉ cần dành dưới 1 phút để hoàn thành việc phân loại rác", ông Hau Lung – bin, quan chức của cơ quan bảo vệ môi trường, đã nói như vậy khi công bố chương trình.
Sự cuồng nhiệt của người tiêu dùng đối với thức ăn nhanh đang gây hại cho nhân loại và môi trường
23-11-2019 Cơ hội của thương hiệu món ăn nhanh Popeye trong mưu đồ lật đổ ngai vương của KFC ở Trung Quốc
07-08-2019 Chiến tranh thương mại leo thang, các chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh của Mỹ tại Trung Quốc vẫn 'thăng hoa'
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Link bài gốc
https://kinhtetieudung.phapluatxahoi.vn/thach-thuc-lon-trong-no-luc-giam-rac-tu-cac-nha-hang-do-an-nhanh-20191210005618496.htm
Kinh doanh
Like
Chia sẻ