Bloomberg: Khách Trung Quốc tăng đột biến, Global Ports muốn đặt cảng tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những thị trường ở Đông Nam Á mà Nhà khai thác cảng du lịch lớn nhất thế giới Global Ports Holding đang nhắm đến.
by An LêKhu vực Đông Nam Á đang nổi lên như một điểm du lịch hấp dẫn trên thế giới. Nơi đây có thể được xem là đối thủ cạnh tranh với vùng Caribbean và Địa Trung Hải.
Giám đốc điều hành của Global Ports Holding, ông Emre Sayin cho biết, nhà khai thác cảng du lịch lớn nhất thế giới đang có ý định mua lại các bến cảng ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam để bổ sung vào mạng lưới cảng du lịch ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện các chuyến du thuyền xuất phát từ Singapore, cảng duy nhất của công ty ở châu Á, có rất ít điểm trung chuyển, trong khi nhu cầu du lịch bằng đường biển ngày càng tăng.
Trước đây, du lịch bằng tàu biển chỉ dành cho những người đã về hưu, nhưng hiện nay tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh, khiến số lượng khách du lịch Trung Quốc đi du thuyền tăng gấp ba lần chỉ sau 4 năm.
Trung Quốc được dự báo sẽ qua mặt Mỹ để trở thành thị trường du lịch bằng đường biển lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Theo ông Sayin, Khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực rất quan trọng.
“Hãy thử vẽ một vòng tròn bao quanh Singapore, bạn sẽ thấy một khu vực rộng lớn như vùng Caribbean. Chúng tôi muốn mở thêm các cảng trung chuyển ở khu vực này bằng cách bổ sung thêm nhiều điểm đến mới hoặc thậm chí là chuyển đổi các cảng container sang thành các cảng phục vụ du lịch.”
Về Global Ports
Global Ports hiện đang có 11 cảng biển du lịch ở Địa Trung Hải với thêm ba cảng ở vùng Caribbean. Công ty này đã mua lại những cảng này từ tháng Năm năm ngoái, trong đó có cảng Havana và Nassau.
Theo ông Savin, Global Ports đang xem xét về việc bán lại các cảng hàng hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ và Montenegro vì công ty này đang tìm cách huy động tiền mặt để đảo nợ và mở rộng thị trường du lịch bằng đường biển.
Goldman Sachs đang đánh giá về mức lãi suất, nhưng phương án bán lại trên có thể sẽ bị trì hoãn vì các cuộc chiến tranh thương mại thông qua việc cân nhắc định giá cho Cảng Akdeniz – nơi đóng vai trò then chốt cho việc xuất khẩu đá cẩm thạch lớn nhất thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn vật liệu xây dựng này hiện đang chịu mức thuế 25% nếu các công ty xây dựng Trung Quốc tái xuất sang Hoa Kỳ.
Cổ đông của Global Ports - Global Yatirim Holding AS đang trong các cuộc đàm phán riêng với nhiều công ty bao gồm các nhà đầu tư cổ phần tư nhân và nhà đầu tư chiến lược vì doanh nghiệp này có vẻ như sắp tới sẽ bán 60% cổ phần của mình.
Nguồn Blommberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư