https://cafebiz.cafebizcdn.vn/thumb_w/600/2019/12/9/google-15758941092271952288398-crop-1575894417622394117852.jpg

Mặt tối ở Google, một trong những nơi làm việc tốt nhất thế giới

Làn sóng chỉ trích trong nội bộ của Google đã nhắm đến một danh sách các mối quan ngại ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, từ việc xử lý các cáo buộc về hành vi sai trái đến các thỏa thuận kinh doanh của họ với quân đội.

by

Trong nhiều năm, môi trường làm việc tại Google đã luôn được coi là tiêu chuẩn vàng của cuộc sống văn phòng. Công ty đã đẩy văn hóa nơi làm việc lên một tầm cao mới với những lợi ích tuyệt vời như bữa ăn miễn phí, thang trượt trong văn phòng, chăm sóc trẻ em tại chỗ và nhấn mạnh vào tính minh bạch. Nhưng danh tiếng ấy đang dần chuyển thành những tai tiếng khi Google phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ chính nhân viên của mình.

Làn sóng chỉ trích trong nội bộ của Google đã nhắm đến một danh sách các mối quan ngại ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, từ việc xử lý các cáo buộc về hành vi sai trái liên quan đến tình dục cho đến các thỏa thuận kinh doanh của Google với quân đội. Các công nhân cũng đã đặt câu hỏi cho Google về một dự án bí mật, hiện đã bị đóng cửa, để phát triển một công cụ tìm kiếm được xây dựng để đáp ứng chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc.

Nhưng sự căng thẳng giữa nhân viên và quản lý dường như đang lên đến đỉnh điểm. Tuần trước, Google đã sa thải một số nhân viên với cáo buộc vi phạm các chính sách bảo mật dữ liệu. Bây giờ một số nhân viên đang cáo buộc Google cố gắng đàn áp những người lên tiếng.

"Google vừa sa thải 4 đồng nghiệp của tôi vì dám đặt câu hỏi "Liệu Google có giúp đỡ các gia đình hoặc nhận nuôi trẻ em ở biên giới không?", theo Amr Gaber, một kỹ sư phần mềm của Google, người trước đây đã tổ chức các cuộc biểu tình chống đối công ty. "Sau khi tìm thấy thông tin có thể truy cập công khai, họ đã cảnh báo cho đồng nghiệp về những tin tức khủng khiếp: Google đang làm việc với quân đội Mỹ."

Các nhân viên khác của Google, những người cũng đã tổ chức các cuộc biểu tình đã mô tả những vụ sa thải như một "công cụ" để đe dọa nhân viên.

Vào thứ ba, một phát ngôn viên của Google đã nói với CNN Business rằng những nhân viên này đã bị sa thải vì truy cập thông tin bị hạn chế theo chính sách. Nhưng theo như chia sẻ của các nhân viên Google khác thì chính sách này chỉ được thay đổi gần đây, và vẫn mơ hồ trong việc tài liệu nào cần phải tuân theo chính sách này.

"Hay nói cách khác: các nhân viên vẫn sẽ truy cập một cách rủi ro vào hệ thống tài liệu và để cho các giám đốc điều hành quyết định liệu có nên bị trừng phạt hay không. Chúng tôi đã biết về điều này, nhưng bây giờ càng trở nên chắc chắn hơn: việc thay đổi chính sách đang tạo ra một lý do để trả đũa những người tổ chức các phong trào phản đối, từ đó cho phép công ty lấy cớ để chọn và chọn ai làm mục tiêu nhắm tới."

Sự xích mích ngày càng tăng giữa Google và các nhân viên cấp thấp là một bước ngoặt lớn đối với một công ty mà trong nhiều năm qua luôn là một trong những nơi đáng làm việc nhất trên thế giới. Nhưng Google không đơn độc trong cuộc đấu tranh để thích nghi với hàng loạt các phong trào biểu tình chống đối của nhân viên.

Tại Thung lũng Silicon, hàng trăm nhân viên của Facebook đã lên tiếng phản đối lập trường của công ty về quảng cáo mang tính chính trị. Nhân viên của Amazon đã tổ chức một cuộc đình công tháng 9 nhằm gia tăng áp lực đối với CEO Jeff Bezos trong việc tiếp tục hành động về biến đổi khí hậu. Và các nhà lãnh đạo tại Microsoft và Salesforce đã nhận được vô số thư của nhân viên yêu cầu họ phải chấm dứt hợp đồng chính phủ với Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ.

Các vụ sa thải, cùng với báo cáo tuyển dụng của Google vào tuần trước cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với sự bất đồng quan điểm của nhân viên. Gần đây như năm 2018, các giám đốc điều hành của Google đã tổ chức một cuộc họp toàn công ty để nghe các khiếu nại về việc tài trợ cho một hội nghị chính trị hướng tới nhóm bảo thủ, một quyết định mà một số nhân viên không đồng ý. Cũng trong khoảng thời gian đó, Google đưa ra những câu hỏi hóc búa tại một cuộc họp riêng về công việc của họ trên Project Maven, một dự án hợp tác chung với Bộ Quốc phòng liên quan đến trí tuệ nhân tạo và cảnh quay bằng máy bay không người lái quân sự.

Các giám đốc của Google, trong một cuộc họp vào tháng 3 năm 2018 về vấn đề tài trợ thương mại đã nói với nhân viên rằng phản hồi của họ là vô cùng quý giá.

Trong trí tưởng tượng của công chúng, văn hóa nơi làm việc của Google có lịch sử tôn vinh sự độc lập của nhân viên. Trong nhiều năm, công ty vẫn thực thi chính sách được gọi là "20% thời gian" - cho phép nhân viên của Google dành tới 1/5 tuần làm việc của họ cho các dự án phụ - mà đôi khi sẽ biến thành sản phẩm thực sự của Google. Khái niệm này, cùng với các đặc quyền quan trọng khác của Google đã tạo ra sự tương phản với các công ty Mỹ khác và giúp xây dựng hình ảnh của một công ty thân thiện, ấm áp và luôn đặt nhân viên của mình lên hàng đầu.

Trong tháng này, khi các vụ kiện đã đến gần, Google cho biết họ sẽ thu hẹp lại các cuộc họp chung hàng tuần - nơi các giám đốc điều hành thường xuyên lôi kéo nhân viên vào các cuộc tranh luận - thành các cuộc họp mặt hàng tháng.

Điều đó có thể củng cố nhận thức thay đổi rằng công ty đang ngày càng tập trung năng lượng của mình vào việc xác định các nguồn bất đồng chính kiến ​​nội bộ.

Trí thức trẻ