10 thói quen nhà bếp vô tình khiến cả gia đình bệnh tật triền miên

by

Dọn dẹp nhà cửa chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là đối với căn bếp. Đằng sau sự ấm cúng và những bữa ăn ngon là công cuộc vệ sinh hết sức lỉnh kỉnh với xoong nồi, vật dụng nhà bếp. Không chỉ khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh, mà những thói quen xấu trong việc nấu ăn và dọn dẹp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.

Cùng điểm qua 10 lỗi thường gặp trong nhà bếp gây tác động xấu tới sức khỏe, đừng nghĩ ăn cơm nhà mà không sinh bệnh:

1. Không gian bếp lộn xộn, kém vệ sinh

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/660082351024x683_1.jpg

Các đồ đạc xếp chồng quá mức không được sắp xếp sẽ dễ sinh bụi và cũng trở thành “nhà” của loài gặm nhấm và sâu bệnh. Do đó, điều quan trọng là bạn phải sắp xếp chúng gọn gàng vào trong tủ kín. Các nồi và chảo phải được xếp chồng lên nhau trên mặt sau khi rửa và lưu ý đừng cất trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh.

2. Không vệ sinh bồn rửa thường xuyên

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/1484298789_14838674851202_noi_buon_con_gai_heha_1.jpg

Ngày ngày sử dụng bồn rửa để vệ sinh bát đũa, thức ăn thừa và cặn bẩn sẽ lưu trữ ở phần cống thoát, thành và lòng bồn rửa. Về lâu dài, chất bẩn và dầu mỡ kết tụ lại, với lượng vi khuẩn còn nhiều hơn cả nhà vệ sinh. Nếu không làm sạch thường xuyên sẽ bám ngược lại thức ăn và bát đũa, gây bệnh cho mọi người.

Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh bồn sau khi rửa bát hàng ngày, nếu bồn rửa nhà bạn quá khó làm sạch, hãy thử cọ rửa bằng hỗn hợp baking soda + chanh hoặc giấm.

3. Khăn lau bẩn

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/1569285483a007d08be8d647c8c59fd0332e48e454.jpg

Sử dụng duy nhất 1 khăn lau nhiều lần để lau bát đĩa, lau bếp có thể vô tình khiến thành viên trong gia đình mắc những bệnh không đáng có. Mặc dù nó chỉ được sử dụng để làm khô chén đĩa, nhưng khăn lau phải được giặt sạch và phơi khô sau khi sử dụng, nếu không các thực phẩm và bát đĩa đã được rửa sẽ bị bám những vi khuẩn từ khăn lau không sạch, gây bệnh cho con người.

4. Sử dụng chung một thớt cho cả thực phẩm sống và chín

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/cachdungcatimthaycho10thangthuocbo.jpg

Đây là một thói quen dễ gặp xuất phát từ sự “lười biếng” của người nội trợ. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ bám ngược lại với thực phẩm đã được nấu chín hoặc rau củ ăn sống, gây bệnh cho bạn. Điều này đáng lưu ý tương tự như việc ăn chín, uống sôi.

5. Bảo quản thịt sống chung với các thực phẩm khác

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/cachtrongraumamtainhacucdongianlaitietkiemchiphithahocorausachancatuan7201807131611.jpg

Khi bảo quản thịt sống trong tủ lạnh mà không bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, hộp kín… mà để lẫn cùng các thực phẩm khác là một trong những sai lầm lớn của những người nội trợ. Ngoài ra, không nên đông lạnh thịt quá 2 lần trước khi chế biến bởi chúng có thể ảnh hưởng tới chất lượng và sức khỏe chúng ta.

6. Để miếng rửa chén trong bồn rửa

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/cachtrongraumamtainhacucdongianlaitietkiemchiphithahocorausachancatuan201807131612_1.jpg

Miếng rửa chén là một công cụ làm sạch trực tiếp đối với các món ăn. Vì thế, bạn nên phơi khô nó sau khi sử dụng để tránh miếng bọt biển hoặc miếng rửa lưới bị ướt nước trong một thời gian dài. Cách tốt nhất, cũng là cách phổ thông là bạn có thể mua một giá nhỏ và để chúng nhỏ giọt thoát nước. Ngoài ra, nên thay thế nó thường xuyên và lựa chọn nhiều loại khác nhau phù hợp với từng dụng cụ vệ sinh để chúng có thể làm việc một cách tốt nhất.

7. Thực phẩm được giữ quá lâu ở nhiệt độ phòng

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/caiboxoi_1.jpg

Nếu bạn đã chế biến xong thức ăn, nên thưởng thức chúng sớm nhất có thể. Để thực phẩm quá lâu ở nhiệt độ phòng có thể khiến món ăn trở nên có hại với sức khỏe. Đặc biệt với thời tiết nóng, những món ăn có thể gây tiêu chảy nếu để ở nhiệt độ bên ngoài khoảng 2 giờ.

8. Ăn thức ăn thừa để lâu

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/congaicuaongtrumhuawei_4.jpg

Để tiết kiệm thời gian, nhiều bà nội trợ biết cách chế biến những món ăn còn thừa trong tủ lạnh thành những món ăn mới vô cùng ngon miệng. Tuy nhiên, nếu đồ ăn đó đã được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh hoặc được chế biến không đúng cách sẽ vô tình làm tăng gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa, gây đau bụng, đi ngoài, khó tiêu…

9. Không rửa tay khi cầm thực phẩm sống

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/congaicuaongtrumhuaweitoicungchilamotcogaibinhthuong_4.jpg

Nhiều người quên rửa tay sau khi cầm thịt và các thực phẩm sống mà chỉ lau tay vào khăn sạch. Tuy nhiên bạn nên nhớ, tránh sử dụng khăn một cách tối đa vì chúng có thể là nơi lưu trữ vi khuẩn. Nên nhớ vệ sinh đôi tay và giữ tay sạch thường xuyên.

10. Để nước đọng lại trên giá bát

https://img2.infonet.vn/w490/Uploaded/2019/ovhunsf/2019_12_09/congaicuaongtrumhuaweitoicungchilamotcogaibinhthuong1_5.jpg

Nước đọng lại trên giá bát, ống đũa luôn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, nên cọ rửa và giữ chúng khô ráo thường xuyên để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn.

Từ khóa: Thói Quen Xấu Bảo Quản Thực Phẩm
loading...
Loading...