Giá lương thực thế giới lên cao nhất hơn hai năm trong tháng 11

by

Báo cáo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực trung bình đạt 1772,2 điểm trong tháng 11, tăng 15,4% so với cùng kì năm ngoái.

Theo FAO, sự gia tăng đáng kể của giá thịt và dầu thực vật là nguyên nhân kéo giá lương thực thế giới tháng 11 tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017. Giá đường cũng tăng vào tháng trước, trong khi giá sữa ổn định và giá ngũ cốc giảm.

Cụ thể, giá thịt thế giới trung bình đạt 190,5 điểm trong tháng 11, tăng 17,2% so với năm ngoái dù vẫn thấp hơn so với mức đỉnh xác lập hồi tháng 8/2014.

Sự gia tăng về giá của tất cả loại thịt cung cố chỉ số giá, với giá thịt bò và thịt cừu tăng mạnh nhất, theo đó phản ánh xuất khẩu không đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ, đặc biệt từ Trung Quốc.

Nhu cầu của các dịp lễ hội cuối năm khiến thịt trường thịt thế giới càng thắt chặt hơn, kéo giá thịt heo leo thang hơn nữa và dẫn tới giá thịt gia cầm tăng sau ba tháng sụt giảm.

Tác động của dịch tả heo châu Phi, dịch bệnh khiến hàng triệu con heo tại Trung Quốc bị tiêu hủy và chết, đã ảnh hưởng tới giá lương thực thế giới.

Giá thịt heo nội địa Trung Quốc đã tăng vọt vì đàn heo của quốc gia này, vốn ở khoảng 450 triệu con, giảm hơn một nữa. Nhập khẩu thịt heo của quốc gia châu Á cũng tăng khi Bắc Kinh tìm cách lấp đầy khoảng trống.

Báo cáo từ FAO cũng cho biết chỉ số giá dầu thực vật trung bình tăng 10,4% so với tháng 10 lên 150,6 điểm, với dầu cọ dẫn đầu sự gia tăng, và các loại dầu thực vật khác như đậu nành, hạt cải dầu và dầu hướng dương cũng tăng.

Chỉ số giá đường tăng 1,8% so với tháng 10 lên 181,6 điểm trong tháng 11. Sự gia tăng mới nhất của giá đường quốc tế diễn ra nhờ nhiều chỉ số cho thấy tiêu thụ đường thế giới sẽ vượt sản xuất trong mùa vụ 2019 - 2020.

Những điều kiện phát triển không thuận lợi tại Thái Lan, Ấn Độ, Pháp và Mỹ làm gia tăng cơ hội làm giảm tồn kho toàn cầu.

Trong khi đó, chỉ số giá sữa tăng 9,5% so với cùng kì năm ngoái lên 192,6 điểm. Còn giá ngũ cốc trung bình đạt 162,4 điểm trong tháng 11, giảm 1,2% so với tháng 10.

Nguồn cung xuất khẩu lớn và cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới ảnh hưởng tới giá lúa mì quốc tế, trong khi giá gạo giảm trong tháng 11 xuống thấp nhất 6 tháng dưới áp lực của mùa vụ mới và nhu cầu nhập khẩu yếu.

https://cdn.vietnambiz.vn/thumb_w/209/2019/11/7/avatar1573133969521-15731339695251336436705.jpg

Giá lương thực thế giới tăng lần đầu tiên trong 5 tháng
04-10-2019 Sau hơn nửa năm biến động, giá lương thực thế giới ổn định trở lại trong tháng 9
07-09-2019 Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 8
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Link bài gốc
https://kinhtetieudung.phapluatxahoi.vn/gia-luong-thuc-the-gioi-len-cao-nhat-hon-hai-nam-trong-thang-11-20191209164229446.htm
Hàng hóa
Like
Chia sẻ