Bộ trưởng Esper nhận kém Nga sau khi lộ điểm yếu

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ, Mark Esper vừa có thừa nhận về tình trạng lạc hậu so với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

by

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Mark Esper đưa ra khi tham dự Diễn đàn quốc phòng tại Thư viện Reagan ở bang California: "Chúng tôi ngừng theo đuổi công nghệ này cách đây nhiều năm khi đang có lợi thế và giờ phải chơi trò bám đuổi. Bộ Quốc phòng Mỹ đang đầu tư mọi nguồn lực có thể nhằm giành lợi thế trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm".

Để thu hẹp khoảng cách, trong đề xuất ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo được công bố hồi tháng 3/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu chi 2,6 tỷ USD cho chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm.

Ngay trước khi ông Esper đưa ra tuyên bố trên, Bộ Quốc phòng Nga đã đồng ý cho phái đoàn thanh sát Mỹ trực tiếp quan sát tên lửa siêu thanh Avangard.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2019/12/09/291538/bo-truong-esper-nhan-kem-nga-sau-khi-lo-diem-yeu_91539445.jpg
Nga phóng tên lửa siêu thanh Avangard.

Mặc dù vậy, nguồn tin quân sự Nga không cho biết nhóm chuyên gia Mỹ được tiếp cận ở mức độ nào và có được xem hệ thống vận hành hay không. Điều đặc biệt là thừa nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được đưa ra sau khi giới quân sự Nga đã chỉ ra điểm yếu về công nghệ khiến Mỹ chưa thể phát triển thành công vũ khí siêu thanh tương tự như Moscow.

Cụ thể, muốn thực hiện được tham vọng, trước hết người Mỹ phải chế tạo được vỏ và động cơ đang tin cậy dành cho tên lửa siêu thanh. Vấn đề chính không nằm ở tốc độ của loại vũ khí bởi thực tế từ lâu các loại tên lửa đạn đạo đã đạt được tốc độ này, mà vấn đề nằm ở việc bảo đảm cho chuyến bay xa ở tốc độ siêu thanh.

Hiện nay các cuộc thử nghiệm loại vũ khí siêu thanh đang được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng với loại động cơ phản lực dòng thẳng, loại động cơ này chưa đủ khả năng bảo đảm sự đốt cháy ổn định trong buồng đốt với tốc độ lớn.

Một vấn đề nữa phát sinh đối với loại vũ khí này đó là vỏ của chúng sẽ bị nung nóng khi bay ở tốc độ cao. Khi bay ở tốc độ siêu thanh các đầu đạn bị nung nóng đến hàng ngàn độ và tạo thành đám mây Plasma xung quanh chúng.

Điều này cũng xảy ra với tàu vũ trụ và các đầu đạn của tên lửa liên lục địa. Nhưng quỹ đạo của chúng vượt ra ngoài không gian vũ trụ, nơi không có những dòng không khí cản trở. Trong khi đó tên lửa siêu thanh phần lớn bay trong lớp không khí dày đặc.

Đối với các loại vũ khí thông thường vấn đề vỏ quá nóng được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi đó tên lửa siêu thanh vừa phải bảo đảm khả năng tàng hình và cơ động, vì vậy giải quyết vấn đề này rất khó khăn.

Mỹ từng thực hiện vài cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-51A của mình, chúng có thể được phóng từ các máy bay ném bom B-52 và B-1 Lancer. Nhưng nhiều nguồn tin cho thấy, Mỹ đã thất bại với chương trình này.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang nghiên cứu loại thiết bị bay không người lái (UAV) siêu thanh SR-72, nó sẽ thay thế cho máy bay trinh sát chiến lược SR-71, có thể tăng tốc đến 3.530 km/h. UAV này cũng được cho là sẽ sử dụng cho mục đích tấn công.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, SR-72 chỉ đang tồn tại ở dạng mô hình. Trong khi đó, Nga đang tiến hành thử tên lửa siêu thanh Zircon, tên lửa Kh-47M2 Kinzhal.

Thực tế này được ông Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng an ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố rằng, ở lĩnh vực vũ khí siêu thanh thế hệ mới, Nga đang đi trước Mỹ khoảng 15-20 năm và Washington khó có thể bắt kịp trong tương lai gần.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Tổng thống Nga Putin hồi giữa tháng 10/2019 tuyên bố rằng, với những thành tích Nga đạt được cho thấy, Mỹ đang đứng ngoài cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh. "Các tổ hợp phòng thủ được phát triển để đối phó tên lửa bay theo quỹ đạo cố định, trong khi chúng tôi đã cải tiến tên lửa rất nhiều lần và chế tạo được những vũ khí chưa nước nào có.

Những thành công của Nga trong lĩnh vực vũ khí tốc độ cao đủ cho thấy Mỹ đang đứng ngoài cuộc đua bởi hiện nay Lầu Năm Góc vẫn đang rất vất vả phát triển những vũ khí bay Mach 5. Trong khi đó, những cuộc thử nghiệm thực tế đã chứng minh, vũ khí Nga có thể đạt độ tối đa Mach 30", ông chủ Điện Kremlin nói.