Khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử

(VTC News) - Ngày 29/11, tại Hà Nội, Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử khai trương tại Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông.

by

Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử hoạt động theo cơ chế “một cửa”, hỗ trợ cộng tác và quản trị tri thức. Hệ thống bao gồm nhiều tính năng được bổ sung liên tục nhằm đảm bảo việc hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử được minh bạch, kịp thời và cùng chia sẻ.

https://image-cdn.vtcns.com/resize/685x397/files/tuannguyen/2019/11/29/img_9752-1825479.jpg
 Các đại biểu bấm nút khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử. (Ảnh: Minh Tuấn)

Phát biểu tại lễ khai trương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn đánh giá cao ý nghĩa và vai trò Trung tâm một cửa, đồng thời đề nghị các đơn vị tiếp tục đồng hành cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nâng cao hiệu quả của hệ thống này.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, Trung tâm một cửa cần bổ sung thêm các tính năng đảm bảo chuyên nghiệp, phát huy tính tương tác hai chiều, tiếp thu ý tưởng tối ưu hơn.

Hiện nay, các tính năng hàng đầu của Trung tâm là tiếp nhận, xử lý, chuyển câu trả lời, giải đáp đến đơn vị, cá nhân liên quan. Đó là những kiến nghị, phản ánh hoặc xin ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông về các lĩnh vực do Bộ quản lý trong phát triển Chính phủ điện tử.

Cụ thể như: Các cơ chế, chính sách, pháp luật về Chính phủ điện tử; xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch Chính phủ điện tử; nền tảng, công nghệ, hạ tầng kỹ thuật phát triển Chính phủ điện tử; triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu Chính phủ điện tử; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan Chính phủ điện tử; an toàn, an ninh mạng trong phát triển Chính phủ điện tử.

https://image-cdn.vtcns.com/resize/685x421/files/tuannguyen/2019/11/29/img_9727-1832146.jpg
 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Minh Tuấn)

Hệ thống bước đầu được thiết kế dành cho người dùng thuộc các cơ quan Nhà nước, cần tham vấn về các lĩnh vực Chính phủ điện tử hoặc thực hiện kết nối đến Trung tâm, để gửi câu hỏi, kiến nghị về phát triển Chính phủ điện tử.

Theo đó, các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện tiếp nhận, trả lời câu hỏi kiến nghị thuộc lĩnh vực quản lý một cách nhanh chóng, hiệu quả. Về lâu dài, Hệ thống sẽ hỗ trợ đo lường các chỉ số triển khai Chính phủ điện tử để chủ động tìm ra các điểm nóng, điểm nghẽn, giúp Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) Lê Quốc Anh cho biết, VNPOST sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông để hoạt động của Hệ thống ngày càng chất lượng, tiện ích.

Sau khi hệ thống mở rộng, có thể tận dụng mạng lưới rộng khắp của Bưu điện Việt Nam, để hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thậm chí giúp đo lường mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử.

Hệ thống thông tin Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ http://egov.mic.gov.vn/.

https://image-cdn.vtcns.com/resize/480x270/files/nguyen.vui/2019/11/03/nguyen-manh-hun-1033050.jpg

Bộ trưởng TT&TT nêu 4 công nghệ nền tảng các doanh nghiệp Việt cần làm chủ trong Chính phủ điện tử

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, mật mã, nền tảng chia sẻ dữ liệu, điện toán đám mây và an toàn, an ninh mạng là 4 công nghệ nền tảng trong Chính phủ điện tử.

https://image-cdn.vtcns.com/resize/480x270/files/minhkhang/2018/12/01/hop-giao-ban2-1119071.jpg

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Thực hiện công việc gì thì vẫn phải bảo đảm an toàn thông tin

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định muốn triển khai, thực hiện công việc gì thì vẫn phải bảo đảm an toàn thông tin.

Chủ đề:

chính phủ điện tử

,

Bộ Thông tin và Truyền thông

,

Trung tâm một cửa