Phụ huynh phàn nàn khi mới lớp 1 phải làm bài toán ? - 3 + 2 = 4

Con tôi đang học lớp 1, tuần trước tôi thấy trong vở con làm sai một bài như sau: ? - 3 + 2 = 4. Kết quả con tôi đưa ra là 9.

by

Tôi gọi con ra, viết lại bài toán ra nháp và hỏi lại con, đáp án đưa ra vẫn là 9. Tôi hỏi tại sao, con giải thích: 3 + 2 = 5; 9 - 5 = 4. Tôi bảo con làm sai rồi, nó nói thêm: Cô dạy là 4 - 2 = 2; 2 + 3 = 5. Kết quả là 5, nhưng con thấy rất vô lý vì 5 - 5 = 0 chứ.

Tôi không biết giải thích sao với con mình vì sao không được lấy 3 + 2 = 5 như vậy. Phép toán -3 + 2 = -1 đến tận lớp 6 mới được học. 

Điều tôi băn khoăn là con tôi vẫn nhớ cách giải của cô, nhưng không hiểu tại sao và nó vẫn tin vào điều nó cho là đúng. Phải chăng điều này đang phản ánh hiện trạng giáo dục của chúng ta là áp quá nhiều phương pháp mà không cần quan tâm đến việc học sinh có hiểu bản chất hay không.

Tôi xem sách giáo khoa toán cho đến lớp 4, tất cả các bài tìm x đều không có bài nào tìm có 2 phép tính trong biểu thức như vậy. Tôi thấy sách giáo khoa toán của chúng ta có bố cục rất khoa học, là tài liệu giáo dục tuyệt vời nếu chỉ dạy bọn trẻ đúng như những gì trong sách dạy.

Con tôi đang ở học kỳ 1 lớp 1. Một nửa học kỳ đầu sách giáo khoa dạy nó về ý nghĩa của các con số trong phạm vi 10, bằng cách học đếm. Không hề có phép tính nào trong sách giáo khoa giai đoạn này. Nửa học kỳ sau chúng được dạy về ý nghĩa của phép + và - trong các phép tính +/- trong phạm vi 10.

Tôi nghĩ trong giai đoạn này việc sử dụng que tính và ngón tay là cần thiết và cũng cần 2 tháng để hiểu được ý nghĩa thật sự của thêm vào (+) và bớt đi (-) bằng phương pháp đếm mà chúng học được từ nửa học kỳ trước. Nhưng tôi thấy trong vở con tôi, nó đã phải làm phép toán +/- ngay từ đầu học kỳ. Và hiện tại trong giai đoạn này nó phải học thuộc bảng +/- trong phạm vi 10.

Có thể con vẫn làm được như kỳ vọng của cô giáo một cách máy móc, nhưng không hiểu được bản chất của các con số và phép toán. Sách giáo khoa cho nó 4 tháng chỉ để biết cách dùng ngón tay tính được bao nhiêu cái kẹo khi đang có 4 cái và được cho thêm 4 cái nữa.

Nhưng hiện tại, trên lớp học nó phải hiểu được phép toán ?-3+2=4. Nó làm như cái máy để ra được kết quả, nhưng lại không tin vào cô giáo của nó.

Lúc con tôi đi học được hơn một tháng, tôi thấy vở tập viết của con đã viết hẳn một câu hết một dòng. Tôi cũng giật mình và nghĩ, ngày xưa chắc tầm này mình vẫn còn đang tập tô. Tôi xem tập sách giáo khoa của con, thấy có quyển vở tập viết lớp 1 tập 1. Trong đó tôi thấy nửa quyển là chữ chấm sẵn dùng để tập tô. Đến trang cuối cũng chỉ là phần tập viết với từ ghép có hai âm tiết. Và một điều lạ là, quyển vở tập viết này không hề được dùng đến.

Sau khi đi học được hơn một tháng, con tôi nói: "Bố ơi, từ lúc vào lớp 1, cuộc sống của con thay đổi hẳn". Tôi nghĩ, nếu nó chỉ cần được dạy những gì trong sách giáo khoa thôi thì không thốt lên như vậy. Có chị đồng nghiệp của tôi tâm sự, chị lo cho con chị quá, nó đang học lớp 7, nó ngồi học đến hơn 11h mà vẫn chưa hết bài tập, sáng phải dạy từ hơn 5h để làm tiếp.

Chắc không phải mỗi con tôi và con chị đồng nghiệp phải chịu cảnh này. Tôi thấy có lẽ phương pháp giáo dục của chúng ta đang bắt bọn trẻ học quá nhiều. Đáng ra chỉ cần dạy theo sách giáo khoa thôi, sách tốt thế sao không theo mà cứ đòi phải cải cách giáo dục.

https://image-cdn.vtcns.com/resize/480x270/files/news/2019/11/21/sach-giao-khoa-theo-chuong-trinh-moi-duoc-the-hien-khac-biet-141657.jpg

'Sách giáo khoa theo chương trình mới được thể hiện khác biệt'

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa nhận định các bản mẫu sách giáo khoa đều có quan điểm biên soạn riêng, cách thức thể hiện khác biệt.  

https://image-cdn.vtcns.com/resize/480x270/files/news/2019/11/24/gs-do-duc-thai-hoc-toan-khong-phai-de-thi-180837.jpg

Giáo sư Đỗ Đức Thái: 'Học Toán không phải để thi'

Chủ biên môn Toán cho biết nội dung môn học này trong chương trình phổ thông mới chú trọng hình thành năng lực tư duy, thay vì lắt léo để phục vụ thi.

Chủ đề:

Bài toán

,

giáo dục

,

con số